4 mẫu xe đạt chuẩn an toàn ASEAN NCAP 5 sao ở Việt Nam
Hiện trên thị trường Việt Nam có 4 mẫu xe đạt chứng nhận an toàn ở mức cao nhất của ASEAN NCAP kể từ khi tổ chức này áp dụng phương pháp đánh giá mới (2017-2020). Trong đó, VinFast đóng góp 2 cái tên là Lux A2.0 và Lux SA2.0.
Hai mẫu xe sang thương hiệu Việt - Vinfast Lux A2.0 và Lux Sa2.0 - vừa được tổ chức đánh giá an toàn xe hơi Asean Ncap trao chứng nhận 5 sao về khả năng bảo vệ hành khách. Đây có thể coi là một dấu mốc quan trọng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. 5 sao là mức cao nhất trong thang đánh giá khả năng bảo vệ người lớn và trẻ nhỏ trên ôtô.
Vinfast Lux A2.0 và Lux SA2.0
Theo kết của ASEAN NCAP, hai mẫu Lux A2.0 và Lux SA2.0 đều đạt chuẩn an toàn 5 sao về bảo vệ tài xế cũng như hành khách. Cụ thể, Lux A2.0 đạt điểm bảo vệ người lớn (AOP) ở mức 33,76/36. Trong bảng diễn giải kết quả thử nghiệm, khoang cabin giữ sự ổn định khi đâm Trực Diện. Đầu, cổ Người Lái và hành khách phía trước được bảo vệ tốt, cả khi đâm trực diện và đâm ngang hông.
Kết quả bảo vệ trẻ em (COP) của Lux A2.0 đạt 42,75/49. Các thử nghiệm được tiến hành trên xe mẫu gồm va chạm trực diện phía trước và va chạm bên hông, đối với trẻ 18 tháng tuổi và 3 tuổi.
ASEAN NCAP đánh giá Lux A2.0 đạt tổng 88,15 điểm, tương đương chuẩn 5 sao, nhờ được trang bị 6 Túi Khí, hệ thống cân bằng điện tử, cảnh báo thắt dây an toàn. Mẫu sedan VinFast được đánh giá rất cao về khả năng bảo vệ người lớn trong các bài thử nghiệm.
Trong khi đó, SUV Lux SA2.0 đạt điểm AOP ở mức 33,45/36. Trong các thử nghiệm đâm trực diện và đâm ngang hông, phần đầu, cổ của người lái và hành khách đều được bảo vệ toàn diện.
Đối với thử nghiệm COP cho trẻ 18 tháng và 3 tuổi, Suv Vinfast đạt điểm 44,56/49 cho các bài kiểm tra va chạm phía trước và bên sườn. Với các trang bị an toàn đi kèm như hệ thống 6 túi khí, cân bằng điện tử, SUV VinFast nhận được đánh giá cao của ASEAN NCAP, với tổng điểm 84,46 - tương đương chuẩn 5 sao.
Lux A2.0 và Lux SA2.0 được phát triển từ nền tảng khung gầm của Đức, trang bị nhiều tính năng an toàn. Các công nghệ hỗ trợ người lái có thể kể đến cân bằng điện tử, chống bó cứng phanh ABS, phân phối lực phanh điện tử, kiểm soát lực kéo, hỗ trợ khởi hành ngang dốc và hệ thống 6 túi khí.
Camry thế hệ mới bán tại Việt Nam cách đây không lâu là một trong số những mẫu xe nhận đánh giá an toàn 5 sao từ ASEAN NCAP. Kết quả thử nghiệm va chạm trước, đâm ngang của mẫu sedan cỡ D đều đạt điểm số cao. Tổng điểm cho phần bảo vệ người lớn trên sedan Toyota là 35,31/36 điểm (gồm điểm số cho công nghệ bảo vệ an toàn vùng đầu, cổ người lái).
Trong khi đó, mức độ bảo vệ trẻ em ở các thử nghiệm va chạm đạt điểm số 44,44/49. Tổng kết quả đánh giá đạt 91,47 điểm, tương đương chuẩn an toàn 5 sao.
Toyota Camry trang bị động cơ 2.0L, nhiều công nghệ hỗ trợ người lái như cân bằng điện tử, kiểm soát lực kéo, phanh ABS, và hệ thống an toàn 6 túi khí.
SUV 7 chỗ của Nissan tham gia phân khúc sôi động nhất thị trường hiện tại. Theo đánh giá của ASEAN NCAP, Terra đạt điểm số AOP ở mức 32,18/36, trong khi điểm số bảo vệ an toàn COP ở mức 40,74/49 và công nghệ hỗ trợ an toàn đạt 12,73/18. Tổng điểm theo đánh giá của ASEAN NCAP đạt 83,17 điểm, tương đương mức 5 sao.
Nissan Terra phiên bản cao cấp nhất tại Việt Nam trang bị 6 túi khí, hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống kiểm soát cân bằng động.
Hiện tại, ASEAN NCAP áp dụng cách đánh giá cho các xe trong giai đoạn từ 2017-2020, gồm thử nghiệm va chạm trước, va chạm bên hông và các công nghệ hỗ trợ an toàn chủ động. Bên cạnh những dòng xe kể trên được đánh giá theo phương pháp mới, một số mẫu xe khác trên thị trường cũng đạt chuẩn an toàn 5 sao theo cách đánh giá cũ, bao gồm Chevrolet Colorado (2014), Ford Everest (2015), Mitsubishi Pajero Sport (đánh giá năm 2016), Toyota Corolla Altis (2014).
Tổ chức ASEAN NCAP ra đời năm 2011, có trụ sở tại Malaysia, với mục đích đánh giá các mẫu xe phổ biến tại Đông Nam Á. Tổ chức này sử dụng nguồn kinh phí độc lập để thực hiện các bài đánh giá, nhằm đảm bảo tính khách quan. Các mẫu xe được lựa chọn thường là xe mới bán, phổ biến tại nhiều quốc gia trong khối. Bên cạnh đó, ASEAN NCAP cũng thực hiện đánh giá trên tinh thần tự nguyện cung cấp xe bởi nhà sản xuất.
Chương trình đánh giá xe mới NCAP ra đời tại Mỹ cách đây 40 năm, để xác định mức độ an toàn của phương tiện. Kể từ đó, NCAP đã được phát triển ở nhiều châu lục, quốc gia, phù hợp với sản phẩm bán tại từng địa phương nhất định.