Lái xe đường trơn trượt- những nguyên tắc cần nằm lòng

| Thị trường
Xếp hạng 3.5 - 11 đánh giá

Lái xe trên những đoạn đường trơn trượt, đặc biệt đối với đường đồi núi càng không hề đơn giản, kể cả đối với tài xế già. Do đó, tài xế nhất định phải nằm lòng những nguyên tắc cơ bản để tránh gặp sự cố.

Kiểm tra lốp trước khi lên đường

Khi đi trên cung đường để giảm nguy cơ văng trượt xe, tài xế cần kiểm tra lốp trước khi chạy. Nếu càng chạy nhanh, sức ép của nước càng nâng xe lên và xe sẽ trượt trên một lớp nước mỏng giữa và mặt đường. Do đó, để duy trì sự tiếp xúc với mặt đường và lốp tốt hơn nên giữ lốp xe luôn đủ áp suất, giữ mặt gai lốp luôn tốt và thay thế lốp khi cần thiết. Đặc biệt, không cố đi khi lốp đã mòn quá vạch chỉ dẫn trên lốp xe.

Bảo đảm tầm nhìn tốt

Tầm nhìn của tài xế thường bị hạn chế khi trời mưa nên kính chắn gió trước và gương chiếu hậu là những bộ phận cần sạch sẽ. Đối với kính chắn gió, không những mặt ngoài mà mặt trong cũng phải sạch, không bị đọng . Vì vậy, hãy kiểm tra và thay thế cần gạt nước thường xuyên để đảm bảo tầm nhìn tốt khi chạy trên những cung đường trơn trượt.

Lái xe đường trơn trượt- những nguyên tắc cần nằm lòng

trên những đoạn đường trơn trượt, nhất là đồi núi rất nguy hiểm tài xế nên lưu ý.

Kiểm tra hệ thống đèn

Khi lái xe trên cung đường trơn trượt phải đảm bảo rằng các tài xế khác đi trên đường phải trông thấy mình nên phải bật đèn ngay cả khi mưa nhỏ. Nếu xe có đèn dùng cho ban ngày nên bật lên để xe đi sau có thể thấy rõ hơn. Vì vậy hãy kiểm tra để đảm bảo đèn trước, đèn sau, đèn phanh và xi-nhan vẫn hoạt động tốt. Trước mỗi chuyến đi nên lau sạch bề mặt các đèn để cung cấp độ sáng tốt nhất.

Tránh đi vào đường tắt

Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên chọn những cung đường có nhiều phương tiện tham gia, vì sẽ an toàn hơn. Tuyệt đối, không nên đi vào các đoạn đường tắt, nhất là đường làng và đường đất bởi nước mưa làm đường trơn, dễ trượt, chưa kể còn gặp ổ gà, gồ gề, rất khó di chuyển.

độ

Trong trường hợp di chuyển dưới thời tiết xấu, đặc biệt trên những cung đường đèo dốc, hay đi qua điểm sạt lở tài xế nhất thiết phải giảm tốc độ để có khả năng quan sát. Nếu trên những cung đường lạ, giảm tốc độ hết mức để có thể kiểm soát tay lái. Lốp dự phòng, bộ phụ tùng tháo lắp lốp, bơm điện... cần được kiểm tra, chuẩn bị kỹ càng trước mỗi hành trình.

Với những chiếc xe gầm cao, SUV có hệ thống dẫn động hai cầu, tài xế có thể tự tin hơn khi ngồi sau vô-lăng khi di chuyển qua những cung đường trơn trượt. Tuy nhiên, những chiếc xe này dễ bị lật trong trường hợp đường trơn và xe đi với tốc độ cao.

Với những đoạn đường trơn trượt bất ngờ xuất hiện trước mắt, sau cơn mưa lớn hoặc trận sạt lở... nếu có thể, giảm tải trọng xe bằng cách một số người trên xe sẽ phải xuống đi bộ qua đoạn đường xấu.

Tránh trượt bánh

Đối với các dòng xe được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), người lái hãy đạp cứng và giữ nguyên chân phanh, đồng thời cố gắng tránh xe phía trước. Hệ thống ABS sẽ giúp xe giảm tốc nhanh chóng, lấy lại kiểm soát. Đừng nhồi phanh vì như thế sẽ làm giảm bớt hiệu quả của hệ thống ABS.

Đối với dòng xe không trang bị ABS, hãy đạp cứng phanh nhưng đừng để khóa bánh. Cố gắng giữ gót chân bạn đặt trên mặt sàn xe và sử dụng phần trên của bàn chân để đạp phanh một cách chắc chắn và ổn định.

Chỉ phanh khi thực sự cần

Một kinh nghiệm lái xe an toàn khi vào đường trơn cần tuân thủ, đó là chỉ phanh khi thực sự cần, tránh thực hiện những động tác đột ngột như đạp phanh, rồ ga hay đánh lái… vì rất dễ khiến xe bị trượt và mất hướng lái. Để làm được việc này đòi hỏi bạn luôn phải tập trung lái xe, biết cách phán đoán tình huống và thực hiện các động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển.

Cần điều chỉnh khoảng cách phù hợp với xe chạy trước. Hãy lái làm sao để mình không cần phanh cũng có thể điều khiển để xe dừng được, bởi đường trơn trượt chắc chắc phanh không giúp bạn được nhiều. Nếu ở đoạn đường dốc, bạn nên chủ động giảm tốc trước khi và duy trì tốc độ thấp

Không đánh lái mạnh

Khi đã bị mất lái, phản ứng tự nhiên của nhiều người là tiếp tục đánh lái, nhưng đó là một sai lầm vì không mang lại kết quả gì, nhiều khi còn khiến tình trạng tồi tệ hơn. Lúc này, cần bình tĩnh giữ chặt lái, thả chân ga, rà phanh cho tới khi xe dừng lại an toàn. Nếu chẳng may bị trượt, với những xe không có tính năng tự động khóa phanh lúc này cần tránh sử dụng phanh; còn xe có ABS thì phải phanh thật chắc chắn khi đi qua chỗ trượt. Đồng thời, nhẹ nhàng nhả ga, cẩn thận đưa bánh lái theo hướng bạn muốn đưa đầu xe vào cho đến lúc đầu xe di chuyển thẳng.

Nên đi theo vệt lốp của xe đi trước

Khi lái xe đường trơn, lầy, cách khôn ngoan nhất là nên bám theo một xe đi trước và lái xe theo vệt lốp của chiếc xe đó, bởi vệt bánh của xe đi trước đã dọn đường cho xe của bạn, làm giảm độ kết dính giữa nước mưa và bụi bẩn trên mặt đường, đỡ trơn trượt.

Sử dụng điều hòa

Để tránh lượng hơi nước có trong cabin bị ngưng tụ làm mờ kính xe, nên bật điều hòa và chọn chế độ lấy gió ngoài.

Xoay vô-lăng đúng cách

Trên đoạn đường trơn trượt, lầy lội, cần xác định trước hướng đi an toàn nhất có thể, di chuyển với tốc độ chậm và đánh lái nhẹ theo hướng muốn di chuyển. Không đánh lái quá nhanh, giữ vô-lăng bằng hai tay tránh trường hợp nền đường có đất đá tác động lên các góc bánh xe chạm mặt đất làm thay đổi hướng đi.

Với đoạn đường đèo dốc cua liên tục, mặt đường xấu nên chọn vị trí "đặt bánh" an toàn, chắc chắn không bị sạt lở. Có thể quan sát và đi theo vệt bánh xe trước sẽ giúp di chuyển tự tin và an toàn hơn.

số nào - xuống dốc số đó

Nếu đi xuống dốc trên một con đường lầy lội, đôi lúc trơn trượt, hãy bình tĩnh. Thắt dây an toàn, để số thấp và quan sát vị trí an toàn như các vị trí có vệt bánh xe đã qua, có đất đá, tránh vị trí gần rìa đường, mép vực. Giữ thẳng lái, rà phanh để chiếc xe có thể từ từ bò xuống dốc. Nếu tới vị trí tiếp theo là đường lên dốc, vẫn giữ nguyên , nới ga để chiếc xe có thể lăn bánh dễ dàng. Với xe số tự động, bạn chuyển sang chế độ M (Manual) để đưa về cấp số thấp giúp việc di chuyển an toàn hơn.

Cảnh giác với đoạn đường ngập nước

Với đoạn đường ngập nước, hay phải vượt qua đập tràn, cần cẩn thận kiểm tra độ sâu của đoạn đường ngập. Nếu không có những chiếc xe tải, xe gầm cao đi trước để bạn có thể ước lượng độ sâu, lượng nước chảy qua mặt đường, nhất thiết bạn sẽ phải xuống xe. Dùng một cây gậy thăm dò đường trước khi quyết định có vượt qua dòng nước, bao gồm thăm dò độ sâu, điều kiện mặt đường.

An Dương (T/h)

SourceVietQ