Từ đầu năm 2019, gần 102.000 xe ô tô nhập khẩu đã cập bến Việt Nam

| Thị trường
Xếp hạng 4.2 - 9 đánh giá

Lượng xe ô tô nhập khẩu ồ ạt về nước từ đầu năm tới nay chủ yếu đến từ phân khúc xe dưới 9 chỗ ngồi và một số ít là xe tải, phân khúc xe chở khách từ 9 chỗ trở lên gần như là cuộc chơi của các hãng xe lắp ráp nội địa.

Theo đó, tính từ đầu năm 2019 tới thời điểm hiện tại, đã có gần 102.000 xe ô tô nhập khẩu các loại được thông quan tại , tổng giá trị ước tính lên tới 2,3 tỷ USD (~55 nghìn tỷ VNĐ). Trong số đó, chiếm chủ yếu thị phần là các loại xe dưới 9 chỗ ngồi với 75.848 xe, tương ứng với giá trị gần 1,5 tỷ USD (~36 nghìn tỷ VNĐ). Những số liệu này được tính toán dựa trên báo cáo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải Quan Việt Nam.

Cụ thể với tháng 9/2019, mỗi ngày cả nước trung bình nhập khẩu trên 400 xe ô tô các loại, đạt tổng hơn 6.100 xe, cao hơn đáng kể so với cùng kỳ tháng trước. Trong số đó, các loại xe con dưới 9 chỗ ngồi được đánh giá là chiếm ưu thế hơn cả với 4.700 xe, chiếm hơn 80% lượng xe nhập khẩu. Thị phần còn lại thuộc chủ yếu về phân khúc xe tải với khoảng 890 xe. Đối với các mẫu xe chở khách từ 9 chỗ ngồi trở lên, lượng xe nhập khẩu còn khá ít ỏi do đây vốn là thế mạnh của các nhà sản xuất xe hơi trong nước. 

Từ đầu năm 2019, gần 102.000 xe ô tô nhập khẩu đã cập bến Việt Nam

Trái ngược với tỷ trọng nhập khẩu xe nguyên chiếc ngày một gia tăng thì tỷ trọng linh/phụ kiện nhập khẩu ô tô về nước lại có phần sụt giảm. Lý do của việc này được cho là bởi doanh số chung của các mẫu trong nước đang có chiều hướng chững lại và không đón nhận nhiều sự tăng trưởng so với cùng kỳ các năm. Hơn nữa, xe lắp ráp trong nước thường phải nhập tới trên 80% linh/phụ kiện từ nước ngoài, do đó giá thành bán ra thường cao hơn đôi chút so với xe nhập khẩu. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp tới toàn nền công nghiệp lắp ráp xe trong nước. 

Tính từ đầu năm 2019, các doanh nghiệp sản xuất xe hơi nội địa đã tiêu tốn khoảng trên 3 tỷ USD (~72 nghìn tỷ VNĐ) để mua sắm, nhập khẩu linh/phụ kiện từ nước ngoài về Việt Nam.

Hoàng Vũ (Tuoitrethudo)

SourceXeHay