Sau Ford, đến lượt Mazda khuyên người dùng dừng lái xe bán tải để bảo toàn tính mạng
Hãng Mazda đã cảnh báo 1.800 người đang dùng xe bán tải B-Series 2006 được chế tạo bởi Ford nên dừng lái xe nếu không muốn tử vong vì lỗi túi khí Takata.
Trước đây, hãng Ford đã đưa ra thông báo khuyến cáo nhiều người sử dụng Xe Bán Tải Ranger 2006của họ nên ngừng lái ngay lập tức để bảo vệ an toàn tính mạng của họ trước lỗi cụm bơm Túi Khí Takata. Tuy nhiên xem ra mọi chuyện còn phức tạp hơn người ta tưởng khi mới đây, Ford đã tiếp tục cảnh báo thêm 33.000 người sử dụng xe bán tải cũ nữa ở Bắc Mỹ.
Trong tháng 1, Ford đã cảnh báo 2.900 người sở hữu mẫu Ranger 2006 sau khi xảy ra một vụ thiệt mạng thứ 2 có liên quan tới lỗi cụm bơm túi khí. Bước cảnh báo mở rộng này được đề ra sau những lần thử nghiệm bổ sung, và giờ đây bao trùm một phạm vi thời gian sản xuất rộng lớn, theo như thông báo của Ford.
Ford Ranger 2006 là một trong những đối tượng bị triều hồi gấp vì lỗi túi khí
Bên cạnh Ford, hãng Mazda cũng đưa ra một tuyên bố tương tự đối với khoảng 1.800 xe bán tải B-Series 2006 được chế tạo bởi Ford, sau khi đưa ra cảnh báo cho 160 chiếc như hồi tháng 1.
Cơ quan An toàn giao thông đường bộ quốc gia Mỹ (NHTSA) nói rằng các mẫu xe có tiềm năng bị lỗi mang đến “nguy hiểm ngay lập tức đối với an toàn của người dùng”, và hối thúc các chủ xe hãy lên lịch mang đi sữa chữa miễn phí ngay lập tức.
Ford và Mazda đang tiến hành thay thế các cụm bơm túi khí đồng thời sẽ cẩu xe tới đại lý để sửa chữa cũng như cung cấp dịch vụ cho mượn ô tô miễn phí. Khoảng 90% xe nằm trong đối tượng cảnh báo “không được lái” đều ở thị trường Mỹ.
Hai thượng nghị sĩ Mỹ đã đặt câu hỏi cũng trong tháng 1 rằng tại sao lời cảnh báo của Ford chỉ áp dụng cho một số rất nhỏ trong tổng số 391.000 chiếc Ranger được chế tạo từ năm 2004-2006, nhưng hãng xe lớn thứ hai Mỹ đã không đưa ra bình luận gì về vấn đề này.
Mazda B-Series 2006 nằm trong diện thu hồi bởi nó cũng được chế tạo bởi Ford
Trong tháng trước, Ford đã xác nhận nguyên nhân dẫn đến cái chết của một người ngồi trên chiếc Ranger 2006 trong vụ tai nạn xảy ra vào hồi tháng 7/2017 ở West Virginia là do cụm bơm Túi Khí Takata bị lỗi, tương tự vụ tử vong ở South Carolina, diễn ra hồi tháng 12/2015.
Đã có ít nhất 22 ca tử vong trên thế giới có liên quan tới cụm bơm túi khí Takata. Cụm bơm này có thể bị vỡ và bắn những mảnh kim loại chết người vào cơ thể tài xế. Các cụm bơm túi khí bị lỗi đã dẫn đến một cuộc triệu hồi xe lớn nhất trong lịch sử khác. Ngoài 2 cái chết ở trên, 20 ca tử vong khác đã xảy ra với các mẫu xe Honda, và hầu hết đều xảy ra ở Mỹ.
Theo chia sẻ của Ford, đã có khoảng 1/4 trong số 2.900 xe nằm trong diện triệu hồi đã được sửa chữa kể từ khi họ đưa ra lời cảnh báo trong tháng 1.
Lỗi cụm bơm túi khí Takata đã dẫn đến một trong những cuộc triệu hồi xe lớn nhất lịch sử
Về phía Takata, trong tháng 6 năm ngoái, công ty này từng khẳng định sẽ triệu hồi hoặc mong muốn triệu hồi 125 triệu chiếc xe trên toàn thế giới cho tới năm 2019, bao gồm hơn 60 triệu chiếc ở Mỹ. Có khoảng 19 nhà sản xuất xe ô tô quốc tế đang chịu tác động bởi cuộc triệu hồi quy mô toàn cầu này.
Các cụm bơm túi khí Takata có thể nổ với lực rất mạnh, từ đó phóng các mảnh kim loại khắp trong xe và đã làm bị thương hơn 200 người. Lỗi nghiêm trọng này đã dẫn đến việc công ty Takata đệ đơn bảo vệ phá sản trong tháng 6/2017.
>>> Ford hối thúc 2.900 người dừng lái xe Ranger nếu muốn bảo toàn tính mạng