Cháy xe khi đang lưu thông, bảo hiểm sẽ bồi thường bao nhiêu?

TimXe | | 832 lượt xem | Bảo hiểm
Xếp hạng 4.1 - 9 đánh giá

Nếu khách hàng tham gia bảo hiểm thân vỏ cho xe ô tô, khi cháy xe sẽ được bồi thường, thậm chí được bồi thường toàn bộ giá trị xe.

Anh Phạm Đức Thắng (trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) hỏi: Tối 30/6, tôi đọc tin tức thấy chiếc xe Mercedes đang lưu thông trên cầu Bạch Đằng (Quảng Ninh) bất ngờ bốc cháy ở phần đầu xe. Nhờ phát hiện kịp thời, tài xế đã nhanh chóng thoát ra khỏi xe, tuy nhiên chỉ sau 30 phút, dù được lực lượng cảnh sát PCCC tiến hành dập lửa, chiếc xe chỉ còn trơ khung. Vậy trong trường hợp này, chiếc xe có được bảo hiểm bồi thường không?

Liên quan đến thắc mắc này, ông Nguyễn Khắc Xuân, Công ty TNHH dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm Infair cho biết, khi khách hàng tham gia bảo hiểm thân vỏ của xe ô tô, trong trường hợp gặp các sự cố như đâm, va, lật, đổ, rơi, chìm, cháy, nổ,...bị thiệt hại đều được bồi thường bảo hiểm.

 
Cháy xe khi đang lưu thông, bảo hiểm sẽ bồi thường bao nhiêu?

Trường hợp xe bị cháy thiệt hại trên 75% giá trị xe, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường toàn bộ xe. Ví dụ như chiếc Mercedes bị cháy trên cầu Bạch Đằng, do bị cháy trơ khung nên sẽ được bồi thường toàn bộ giá trị xe.

Trường hợp xe bị cháy thiệt hại dưới 75% giá trị xe, công ty bảo hiểm được xem xét, lựa chọn bồi thường toàn bộ giá trị xe hoặc bồi thường theo chi phí sửa chữa xe đó.

 

 

Bảo hiểm thân vỏ xe ô tô là bảo hiểm ô tô dành cho phần phụ kiện bên ngoài của xe bao gồm: cabin toàn bộ, ca lăng, capo, chắn bùn, toàn bộ cửa và kính, toàn bộ đèn và gương, gạt nước, rửa kính, toàn bộ phần vỏ kim loại, nhựa hoặc gỗ…(thuộc tổng thành thân vỏ). Khi có sự cố xảy ra gây tổn hại đến thân vỏ của xe ô tô, các công ty bảo hiểm sẽ chi trả các chi phí cho việc khắc phục các hư hỏng đó theo những nội dung đã được thỏa thuận ở hợp đồng bảo hiểm thân vỏ.

Phạm vi quyền lợi bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm thân vỏ xe ô tô (tùy thuộc vào yêu cầu của chủ xe, quy tắc bảo hiểm mà chủ xe tham gia):

+ Tai nạn ngẫu nhiên, bất ngờ ngoài sự kiểm soát của chủ xe/lái xe trong những trường hợp như đâm va, lật, đổ, rơi, chìm, hỏa hoạn, cháy nổ, bị các vật thể khác rơi, va chạm vào.

+ Các tai nạn bất khả kháng do thiên nhiên gây ra như giông, bão, lũ, lụt, sạt lở, sét đánh, động đất, mưa đá, sóng thấn.

+ Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe

+ Chi phí cẩu kéo, xạc nổ động cơ (nếu có và của từng công ty bảo hiểm áp dụng với phạm vi khác nhau.

Ngoài ra, công ty bảo hiểm cho chi trả cho các chi phí phát sinh do chủ xe thực hiện nhằm cứu vớt, cứu chữa... với mục tiêu ngăn ngừa tổn thất phát sinh thêm do rủi ro gây nên.

Các chi phí có thể được mở rộng tăng phạm vi bảo hiểm cho khách hàng:

+ Bảo hiểm mất cắp bộ phận

+ Bảo hiểm lựa chọn cơ sở sửa chữa

+ Bảo hiểm thủy kích

+ Bảo hiểm không tính khấu hao thay mới

+ Bảo hiểm cho việc gián đoạn hoạt động của xe (chi phí thuê xe trong thời gian sửa chữa)

+ Bảo hiểm hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam