Quốc lộ 1 bỗng thành cao tốc, đường gom xe máy vẫn trên giấy

| Thị trường
Xếp hạng 3.5 - 11 đánh giá

Đường sá tốt nên nhưng TNGT lại gia tăng, đó là nghịch lý đang xảy ra trên QL1, đoạn Hà Nội - Bắc Giang. Đường cải tạo, nâng cấp trên nền đường cũ nhưng khi thiết kế lại không có làn cho xe máy, trong khi tuyến đường này là tuyến xương sống, nối Hà Nội vớ

Gia tăng tai nạn vì đường sá bất cập

Đến thời điểm này, sau gần 7 tháng thông xe (1-2016), trên tuyến QL1 - , đoạn qua Bắc Ninh, xe máy vẫn đi chung với các phương tiện khác như ô tô. Ghi nhận của phóng viên cho thấy, trên tuyến QL1 đoạn qua địa bàn các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, lượng phương tiện đi lại rất lớn, đặc biệt là xe tải, xe khách chạy với tốc độ cao. Đáng nói, sau khi cải tạo, nâng cấp xong, QL1 đoạn qua Bắc Ninh bỗng nhiên mất làn dành cho xe máy.

Để khắc phục hạn chế này, nhà đầu tư là Công ty CP BOT Hà Nội - Bắc Giang xử lý bằng cách phân luồng cho xe máy đi vào làn dừng khẩn cấp, hoặc có đoạn kẻ thêm 1 làn nhỏ phía trong. Tại trạm thu phí đặt tại xã Phù Chẩn - Từ Sơn, Bắc Ninh, làn dành xe máy được “cắt xén” từ làn dành cho xe quá khổ, quá tải với chiều rộng vừa một chiếc xe máy đi qua. Chính thực trạng này đã khiến TNGT trên đoạn qua Bắc Ninh gia tăng mạnh.

Quốc lộ 1 bỗng thành cao tốc, đường gom xe máy vẫn trên giấy

Xe máy bị chèn ép trên QL1 Hà Nội- Bắc Giang, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATGT, TNGT

Báo cáo của Phòng Cảnh  sát , Công an tỉnh Bắc Ninh cho thấy, từ ngày 25-5-2016 đến ngày 25-6-2016, tuyến QL1 đoạn qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã xảy ra 14 vụ TNGT làm chết 3 người, bị thương 13 người. So với tháng trước, TNGT tăng 8 vụ ( 133,3%), tăng 1 người chết ( 50%), tăng 9 người bị thương (125%). Trong khi đó, trên các vị trí giao cắt với các tuyến quốc lộ, tình trạng xe đưa đón trả khách thường xuyên diễn ra trong khi xe chạy với tốc độ cao lại không có vị trí dừng đỗ đón trả khách nên nguy cơ TNGT thảm khốc có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Thừa nhận thực trạng này, ông Ngô Trí Hồng, Phó trưởng Hà Nội - Bắc Giang cho rằng, xe máy lưu thông chung với các loại ô tô chạy với vận tốc cao nên rất nguy hiểm và việc xảy ra TNGT nghiêm trọng là khó tránh khỏi. Trả lời câu hỏi về việc, khi cải tạo, nâng cấp cắt bỏ làn đường dành cho xe máy nhưng lại không xây đường gom hai bên, ông Ngô Trí Hồng cho rằng, doanh nghiệp chỉ tiếp nhận nguyên trạng nghiên cứu khả thi (F/S) từ Bộ GTVT – trong đó không có thiết kế đường gom dành cho xe máy. Nghiên cứu này được lập bởi Tổng Công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải TEDI!

Quốc lộ 1 bỗng thành cao tốc, đường gom xe máy vẫn trên giấy

Trong khi một số lượng không nhỏ ô tô rầm rập né trạm thu phí đi vào đường đê, đường huyện gây mất ATGT, mất trật tự

“Bộ GTVT cũng đưa ra ngưỡng trần mức đầu tư tuyến này cho doanh nghiệp, tức không được vượt mức 4.213 tỷ đồng. Nên một số hạng mục như trạm thu phí cũng phải giảm số làn. Nguyên do bởi Bộ GTVT e ngại mức đầu tư lớn sẽ dẫn đến thời gian thu phí hoàn vốn kéo dài, gây bức xúc trong dư luận”, ông Ngô Trí Hồng bày tỏ.

Chưa biết bao giờ có đường gom

Không chỉ thiếu đường gom cho xe máy, tuyến đường được gắn mác cao tốc nhưng có quá nhiều điểm mở, giao cắt tạo điều kiện cho ô tô “né” trạm thu phí, đi vào các tuyến đường đê, đường huyện, gây mất trật tự ATGT. Anh Nguyễn Đình Cường ở thôn Sóc, xã Phù Chẩn, Từ Sơn, Bắc Ninh bức xúc: “Từ ngày tuyến đường này thu phí (25-5 - PV) ngày cũng như đêm, xe tải rầm rập chạy qua tuyến đường này, gây mất ATGT và mất trật tự trên địa bàn”.

Đã rất nhiều lần, chính quyền tỉnh Bắc Ninh kiến nghị Bộ GTVT, nhà đầu tư BOT đẩy nhanh việc xây dựng đường gom cho xe máy, hoàn thiện các hạng mục đảm bảo ATGT trên tuyến nhưng chưa được đáp ứng.

Giám đốc Sở GTVT Bắc Ninh Lê Ngọc Tuyển lo lắng, TNGT thảm khốc có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Mới đây, Ban ATGT, Sở GTVT Bắc Ninh tiếp tục kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo nhà đầu tư nhanh chóng khảo sát, xây dựng các điểm dừng đỗ, đón trả khách trên tuyến QL1 đoạn qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đặc biệt, cần nhanh chóng xây dựng đường gom 2 bên đường trên tuyến và hoàn thiện 1 số cây cầu vượt. Theo Giám đốc Sở GTVT Bắc Ninh, do đây là tuyến đường xương sống, nối Hà Nội với các tỉnh, nên người dân có nhu cầu lên xuống xe tại những điểm giao cắt như QL18 đi Phả Lại, đi Quảng Ninh, nhưng lại không có điểm dừng đỗ trả khách.

Về tiến độ xây dựng đường gom, ông Ngô Trí Hồng thông tin, đã thuê tư vấn nghiên cứu, dự kiến sẽ xây dựng 30km đường gom đoạn qua TP Bắc Ninh, chi phí khoảng 1.700 tỷ đồng. “Tiến độ xây dựng đường gom còn phụ thuộc vào việc giải phóng mặt bằng của tỉnh Bắc Ninh. Theo phương án mà nhà đầu tư nghiên cứu, số kinh phí này vào khoảng 450 tỷ đồng, lấy từ nguồn ngân sách tỉnh. Nếu mọi việc thuận lợi, có mặt bằng sớm thì cuối năm 2016 sẽ khởi công và dự kiến tháng 6-2017 sẽ hoàn thiện đường gom”, ông Ngô Trí Hồng cho hay. Tuy nhiên, ông Lê Ngọc Tuyển cho rằng, địa phương chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào của nhà đầu tư về phương án xây dựng đường gom nên không thể cho rằng, tiến độ làm đường gom phụ thuộc vào tiến độ giải phóng mặt bằng của tỉnh. “Nhà đầu tư đang đùn trách nhiệm sang chính quyền địa phương”, ông Lê Ngọc Tuyển nhấn mạnh.

Dự án đầu tư, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội- Bắc Giang còn quá nhiều bất cập nhưng khó hiểu là Bộ GTVT vẫn chấp thuận, phê duyệt thiết kế và phương án và cho nhà đầu tư tổ chức thu phí khi chưa hoàn thiện. Không chỉ đoạn qua Bắc Ninh, đoạn qua tỉnh Bắc Giang kéo dài khoảng 19km cũng có nhiều điểm chưa hoàn thiện. Mới đây, Sở GTVT Bắc Giang đã có văn bản kiến nghị nhà đầu tư cần nhanh chóng hoàn thiện một số hạng mục để đảm bảo ATGT trên tuyến.

Ngân Tuyền (ANTĐ)

SourceXeHay