Nên mua ô tô dẫn động cầu trước hay cầu sau?
Những mẫu xe cỡ nhỏ thường được dẫn động cầu trước, trong khi đa phần những mẫu SUV hay bán tải một cầu thường được dẫn động cầu sau.
Hiện nay, trên thị trường có 4 loại hình dẫn động phổ biến như: dẫn động cầu trước hoặc Cầu Sau (gọi là xe một cầu), dẫn động 4 bánh toàn thời gian và bán thời gian (gọi chung là 2 cầu). Ngoài ra, còn một Số Hệ dẫn động khác dành riêng cho xe tải nặng chuyên dụng.
Hệ dẫn động cầu trước (1 cầu)
Thường được trang bị trên các dòng xe đô thị, hatchback, sedan và các dòng xe đa dụng gầm cao Cỡ Nhỏ…, không chú trọng quá nhiều vào tính thể thao, Sức Kéo và khả năng vận hành. Đa số khách hàng Việt Nam lựa chọn hệ dẫn động này, bởi những dòng xe cầu trước thường có giá bình dân.
Những mẫu xe bán chạy tại Việt Nam được trang bị dẫn động cầu trước như: KIA Morning, Hyundai Grand i10, Toyota Vios, Hyundai Accent, Kia Cerato, Mazda 3, Mitsubishi Xpander, Hyundai Kona,...
Đối với hệ dẫn động cầu trước, động cơ và hộp số đặt phía trước có chức năng truyền trực tiếp ra Bánh Xe trước. Do đó, Cấu Tạo của xe không quá phức tạp. Đồng thời, việc chế tạo khung gầm của xe đơn giản hơn, tiết kiệm được không gian nội thất.
Tuy nhiên, hệ dẫn động này cũng còn tồn tại một số nhược điểm. Do toàn bộ trọng lượng xe nằm ở phía trước, kết hợp kéo theo 2 bánh sau cùng chuyển động nên xe dẫn động cầu trước rất khó tăng tốc và luôn thất thế trên các đoạn đường thẳng.
Hơn nữa, điều khiển các xe sử dụng cầu trước dễ bị hiện tượng sau bị trượt và không còn ma sát bởi trọng lượng hầu hết được dồn về phía trước.
Hệ dẫn động cầu sau (1 cầu)
Khác với hệ dẫn động cầu trước, cấu tạo cầu sau có nhiều chi tiết phức tạp hơn. Hệ dẫn động cầu sau mang đến khả năng vận hành vượt trội và cảm giác lái tốt hơn.
Những mẫu xe bán tải, SUV 7 chỗ 1 cầu tại Việt Nam được trang bị dẫn động cầu sau là Ford Ranger, Everest, Toyota Fortuner,...
Với hệ dẫn động cầu sau, hệ thống cấu tạo cần phải có trục cát đăng, Vi Sai,… để truyền mô-men xoắn từ động cơ xuống 2 bánh sau. Khi đó, chiếc xe sẽ được cân bằng tốt hơn vì trọng lượng được chuyển về bánh sau, giúp xe ổn định hơn khi vận hành.
Mặt khác, nếu xét về đặc tính vật lý thì lực chủ động được đặt ở cầu sau sẽ cung cấp lực đẩy thay vì lực kéo như cầu trước. Do đó, khi xe tăng tốc, lực quán tính nghỉ sẽ dồn về bánh sau tăng thêm độ bám đường cho bánh xe dẫn động.
Hơn nữa, với kiểu dẫn động này, bánh xe trước được giải phóng khỏi chức năng truyền động giúp dẫn hướng tốt và có góc đánh lái rộng hơn. Điều này mang lại cảm giác điều khiển vô lăng của tài xế êm dịu, chắc và đầm hơn bởi nó được giải phóng khỏi các chi tiết gây rung động. Hệ thống dẫn động cầu sau còn có độ bền cao, dễ bảo dưỡng.
Mặc dù hệ dẫn động cầu sau có nhiều ưu điểm hơn so với dẫn động cầu trước, nhưng phí lắp đặt cao, khối lượng lớn, tiêu hao nhiên liệu, chiếm nhiều không gian, cấu tạo phức tạp,…chính là rào cản đối với khiến khách hàng.
Chính vì vậy, việc mua chiếc xe dẫn động cầu trước hay dẫn động cầu sau cần phải được cân nhắc trước khi lựa chọn. Đặc biệt là những khách hàng mua ô tô để kinh doanh dịch vụ hoặc gia đình thường xuyên di chuyển trong thành phố.