Lốp mòn không đều – nguyên nhân do đâu?
Hệ thống treo và hệ thống lái luôn được thiết kế sao cho lốp xe mòn ít nhất và luôn mòn đều. Tuy nhiên trên thực tế, lốp ô tô lại thường món không đều. Vì sao?
Điều kiện sử dụng
Áp lực từ các điều kiện địa hình di chuyển ảnh hưởng lớn đến độ mòn của lốp. Nếu chiếc xe thường xuyên di chuyển trên đường gồ ghề, Bề Mặt không bằng phẳng dẫn đến tiếp xúc giữa cạnh lốp và mặt đường không đều. Phần cạnh lốp chịu áp lực nhiều hơn sẽ bị mòn Nhanh Hơn.
Xe thường xuyên di chuyển trên các cung đường quanh co hoặc đường dốc cũng có thể dẫn đến Lốp Xe mòn không đều, bởi khi di chuyển trên các điều kiện mặt đường này Bánh Xe không cùng nằm trên một mặt phẳng gây nên hiện tượng mòn khác nhau giữa các bề mặt lốp.
Áp lực từ các điều kiện địa hình di chuyển ảnh hưởng lớn đến độ mòn của lốpKết cấu của hệ truyền động và Phân Bố Tải Trọng
Trên các dòng xe dẫn động một cầu (Cầu Trước hoặc cầu sau), lốp xe bố trí ở trục dẫn động thường bị mòn nhanh hơn, bởi các bánh xe này nhận lực kéo từ hệ truyền động để tạo ra chuyển động cho cả chiếc xe. Hiện tượng phân bố tải trọng không đồng đều giữa các bánh xe cũng dẫn đến bề mặt các lốp xe mòn không giống nhau. Các bánh xe chịu tải trọng lớn hơn có thể mòn nhiều hơn.
Bên cạnh đó, phần lớn xe con hiện nay, cầu trước vừa là cầu dẫn động vừa là cầu đánh lái tạo ra chuyển động của xe trên đường. Điều này dẫn đến các bánh xe ở cầu trước không chỉ chịu Ma Sát lăn với mặt đường mà còn chịu ma sát theo phương ngang khi đánh lái.
Áp Suất lốp không chuẩn
Nếu lốp xe được bơm với áp suất quá cao, Tiết Diện lốp căng tròn, phần chính giữa lốp sẽ chịu áp lực lớn nhất và bị mài mòn nhanh hơn. Việc bơm lốp quá căng cũng làm giảm độ bám mặt đường của bánh xe, dẫn đến giảm hiệu quả phanh. Lốp quá căng cũng làm giảm độ êm ái của chiếc xe.
Trường hợp lốp thiếu áp suất khiến bánh xe bị "bẹp" vào, lúc này hai bên thành lốp sẽ chịu áp lực lớn hơn, điều này khiến bề mặt hai bên của lốp mòn nhiều hơn ở giữa. Theo các tài xế có nhiều kinh nghiệm lái xe, lốp có áp suất thấp khiến ma sát tăng lên, dẫn đến xe tiêu hao nhiên liệu lớn hơn.
Góc đặt bánh xe không chuẩn
Mỗi chiếc xe mới trước khi được sản xuất hàng loạt đều trải qua quá trình nghiên cứu và điều chỉnh lâu dài. Vì vậy, các nhà sản xuất đã thiết lập một bộ thông số chuẩn về góc đặt bánh xe. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian sử dụng, các góc này có thể bị sai lệch. Điều này dẫn đến bề mặt chịu áp lực chính trên lốp xe bị thay đổi, dẫn đến hiện tượng mòn không đều.
Các chuyên gia khuyến cáo, khoảng 20.000 km lái xe nên đưa xe đi kiểm tra lại độ Chụm tại gara. Việc kiểm tra độ chụm phải được thực hiện bằng máy chuyên dụng... Với các cảm biến gắn vào từng bánh xe, máy sẽ kiểm tra độ sai lệch so với thông số mặc định của nhà sản xuất và hiển thị thống số lên màn hình để kỹ thuật viên chỉnh lại theo thông số chuẩn.