Có cần thiết lắp thêm trang bị chống đổ cho xe côn tay?
Trang bị chống đổ xe máy là phụ kiện được các biker lựa chọn cho những chiếc xe côn tay hay mô tô phân khối lớn nhưng liệu nó có cần thiết?
Trang bị chống đổ xe máy là gì?
Nhiệm vụ chính của chống đổ là hạn chế trầy xước dàn áo và động cơ khi xe đổ ngã, nhưng đó là dành cho xe Phân Khối lớn (PKL). Đối với các dòng xe côn tay Underbone Winner, Exciter, Raider... lại là một câu chuyện khác.
Trên thị trường hiện nay, chống đổ đang được lắp trên xe côn tay như: Winner, Exciter, Raider,... đều không phải là nguyên bản, là đồ độ hoặc tự chế. Về cơ bản, chống đổ xe máy có thể chia thành 2 dạng dựa theo thiết kế. Loại đầu tiên là chống đổ dạng khung hay còn gọi là chống đổ đa điểm, loại thứ 2 là chống đổ gù hay còn gọi là chống đổ một điểm.
Chống đổ gù có cấu tạo đơn giản với một thanh dài hình trụ cố định vào khung sườn hoặc lốc máy bằng ốc hoặc nẹp. Người mua có thể dễ dàng mua được loại chống đổ này ở các tiệm Sửa Xe. Loại còn lại là chống đổ dạng khung, có thiết kế với nhiều thanh thép Hàn Lại với nhau, được Gắn Vào sườn xe hoặc lốc máy bằng nhiều điểm liên kết.
Trang bị này có thực sự hữu dụng?
Nhiều người đều thống nhất cho rằng chống đổ xe máy có tác dụng bảo vệ thân xe cũng như các chi tiết khác khi xe bị đổ. Ngoài ra, nó còn được dùng như một vật trang trí cho xe. Giúp nổi bật và bắt mắt hơn khi chạy trên phố.
Nhưng ít ai biết được những nguy hiểm cũng như tác hại của nó đối với chiếc xe của mình. Đầu tiên, để Lắp Ráp những trang bị này bắt buộc bạn phải hàn hay khoan, đục thủng yếm mới bắt vào được. Chưa nói tới khi Ngã Xe, đầu tiên là yếm xe của bạn đã “thủng” trước rồi. Rồi còn thay đổi kết cấu của chiếc xe, đó là vi phạm pháp luật.
Khi ngã xe, chống đổ gù chỉ chịu được những cú Té Ngã nhẹ, trong trường hợp va chạm mạnh có thể khiến cho chống đổ bị cong, gãy ốc… nặng hơn là khung sườn xe bị biến dạng hay lốc máy bị vỡ. Không khó để bắt gặp những trường hợp này trên các group hay nhóm Winner, Exciter, Raider… Hầu hết các thành viên đều xác nhận khi xảy ra tai nạn thì bộ phận này không có tác dụng gì.
Đáng quan ngại hơn, khi xảy ra sự cố cố như mất lái thì xe bộ phận này còn khiến cho xe trượt dài trên mặt đường. Đối với những loại làm bằng nhựa mềm thì khiến xe đột ngột bám đường, dẫn đến lật xe khá nguy hiểm. Rồi bị chống đổ đè lên chân, có thể gây đứt dây chằng đầu gối.
Vì vậy, để phát huy tối đa tác dụng của trang bị này bạn cần phải gắn ở những vị trí sao cho khi xe bị ngã, đổ thì trong bị chống đổ có thể thực hiện tốt vai trò của nó. Tránh những vị trí như lốc máy, gần khu vực để chân người lái…
Đặc biệt, đối với xe nhỏ không nên lắp chống đổ vì tác dụng chính chỉ là trang trí, không có nhiều tác dụng. Hơn nữa, hãy cẩn thận với những sản phẩm không rõ nguồn gốc hay giá quá rẻ vì chất lượng sẽ không tốt. Nhiều người vẫn trang bị cho xe bộ phận này vì nó chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ cho xe.
Chẳng ai cấm cản bạn lắp ráp những bộ phận này vì đó là Thú Chơi xe của mỗi người. Nhưng hãy nghiên cứu thật kỹ liệu nó có phù hợp với chiếc xe của mình không trước khi lắp ráp. Đừng vì vẻ ngoài mà rước về những mối nguy hiểm không đáng có.