'Đánh cược tính mạng' nếu phớt lờ vô lăng ô tô có dấu hiệu nặng

| Thị trường
Xếp hạng 3.8 - 9 đánh giá

Hiện tượng vô lăng ô tô nặng có nhiều nguyên nhân nếu tài xế không nhanh trí tìm hiểu và xử lý sẽ vô cùng nguy hiểm.

Trong quá trình sử dụng ô tô, là một trong những bộ phận luôn tiếp xúc nhiều nhất, gắn liền với người dùng. Tuy nhiên sau thời gian sử dụng, người dùng bỗng cảm thấy tay lái có nặng, sượng hoặc trả lái chậm. Đây chính là dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên đa phần người sử dụng ô tô không biết tại sao xe lại gặp tình trạng như vậy và cách xử lý như thế nào dẫn đến khó điều khiển và gặp phải nhiều phiền phức, thậm chí còn gây tai nạn do không kiểm soát được tình hình.

'Đánh cược tính mạng' nếu phớt lờ vô lăng ô tô có dấu hiệu nặng

Vô lăng có hiện tượng nặng, đánh lái chậm có nhiều nguyên nhân cần xử lý ngay

Nguyên nhân khiến vô lăng ô tô trở nên nặng đến từ dầu lái, do quá trình không thường xuyên dẫn đến mức dầu trợ lực lái thấp hơn mức bình thường. Đối với trường hợp này, có thể tự mình kiểm tra, nếu lượng dầu thiếu có thể bơm thêm để hệ thống lái trở lại bình thường. Không để hiện tượng này diễn ra lâu rất dễ hỏng toàn bộ hệ thống lái sẽ vô cùng nguy hiểm cho cả tài xế lẫn người đi đường. Thậm chí còn mất khoản tiền lớn để sửa chữa.

Ngoài ra, vô lăng nặng cũng có thể do cánh bơm dầu trợ lực bị mòn, dây bị nứt hoặc hỏng khiến lượng dầu đến thước lái không đảm bảo dẫn đến tình trạng trên. Khi xe bị lỗi này, lái xe có thể phải mang xe đến trung tâm bảo dưỡng, thay cánh bơm, thay dầu trước khi quá muộn.

Trong trường hợp vô lăng đánh lái chậm có thể đến từ nguyên nhân áp suất và lưu lượng dầu bơm không đảm bảo khiến thước lái dịch chuyển chậm do đó dẫn đến việc đánh lái ô tô trở nên chậm hơn bình thường. Ngoài ra, thước lái bị hở séc-măng khiến dầu tràn và lọt sang khoang bên hoặc trường hợp do thanh dẫn lái bị khô mỡ khiến khả năng kém cũng là nguyên nhân đánh lái chậm.

Đối với hiện tượng này, cần bôi trơn thước lái và thanh dẫn lái. Việc này đòi hỏi kỹ thuật cao nên bạn hãy mang xe đến gara và tiến hành sửa chữa để đảm bảo an toàn.

Nguyên nhân thứ hai có thể nghĩ tới là dây đai dẫn động bơm trợ lực bị chùng. Điều này dẫn đến việc thiếu công suất dẫn động bơm. Khi xe chạy chậm, sự thiếu hụt này càng dễ cảm nhận (vì số vòng tua của bơm trợ lực xuống quá thấp và lực cản đánh lái lúc này lớn hơn). Khi gặp nguyên nhân này người lái xe cần phải kiểm tra và điều chỉnh dây đai theo hướng dẫn. Cách tốt nhất nên kiểm tra càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh tại những gara uy tín.

(T/h)

SourceVietQ