'Tiền mất tật mang' nếu bỏ qua dấu hiệu hệ thống chống bó cứng phanh ABS hỏng

| Thị trường
Xếp hạng 3.3 - 32 đánh giá

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS có tác dụng hỗ trợ khả năng phanh cho ô tô. Tuy nhiên khi hệ thống này hư hỏng nên thay mới ngay vì sẽ gây phiền toái cho tài xế mỗi khi lưu hành.

Hệ thống chống bó phanh ABS hiện đang trở nên rất phổ biến ở các dòng xe hiện đại ngày nay, nhất là các dòng xe sang, cao cấp.

Hệ thống ABS có tác dụng hỗ trợ khả năng phanh cho xe trong điều kiện địa hình không thuận lợi cho xe có lực bám đường. Cấu tạo gồm các van, một bộ điều khiển và một tốc độ kết hợp với nhau để đảm bảo xe có thể phanh một cách an toàn.

Chức năng của cảm biến tốc độ ABS là giám sát khoảng cách các lốp xe khi đánh lái và hệ thống ABS kích hoạt. Dựa vào chức năng này, cảm biến sẽ nhận biết được độ trượt giữa các , phát hiện sự chênh lệch rồi gửi thông tin tới bộ xử lý, kích hoạt ABS, điều chỉnh thao tác phanh của người lái.

'Tiền mất tật mang' nếu bỏ qua dấu hiệu hệ thống chống bó cứng phanh ABS hỏng

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS hư có nhiều dấu hiệu nhận biết

Xe được sử dụng thường xuyên nhưng không phải lúc nào ABS cũng được kích hoạt, chỉ khi nào có sự chênh lệch giữa các bánh xe thì hệ thống mới phát huy tác dụng. Tuy nhiên do là thiết bị điện tử nên dễ bị ăn mòn.

Một cảm biến tốc độ ABS bình thường sẽ có tuổi thọ 48,000 – 80,000 km. Nếu ít sử dụng hoặc hoạt động trong môi trường ít bụi bẩn thì tuổi thọ có thể kéo dài lâu hơn nhưng nếu sử dụng nhiều hệ thống này cũng rất dễ gây không ít cho tài xế mỗi khi lưu thông, thậm chí có thể mất khoản tiền lớn để sửa chữa nếu không nhận biết sớm.

Dấu hiệu nhận biết của hệ thống này hư hỏng chính là: Đèn ABS báo sáng; bật sáng; Đồng hồ đo tốc độ không hoạt động; Xe bị trượt khi đạp phanh mạnh gây nguy hiểm cho tài xế nếu tay lái vẫn còn non.

Một trong những dấu hiệu trên xuất hiện, nhất là dấu hiệu đèn ABS bật sáng tài xế không nên bỏ qua các nguyên nhân. Trước tiên phải hiểu rằng, khi ABS gặp vấn đề thì hệ thống điều khiển chúng sẽ ghi lại trục trặc này dưới dạng mã lỗi và cùng với đó là cho đèn báo ABS nổi sáng.

Khi đèn ABS bật sáng tài xế cũng nên tính đến lỗi trên của hệ thống ABS. Cũng giống như tất cả các hệ thống điện khác, hệ thống điều khiển phanh ABS cũng được bảo vệ bởi cầu chì. Và cầu chì này sẽ gặp vấn đề hoặc hư hỏng do cháy nếu như có dòng điện chạy qua vượt mức cho phép hoặc đã quá cũ.

Khi phát hiện cầu chì đã bị cháy, nhưng thay mới vẫn bị cháy lại thì có thể hệ thống này đã bị ngắn mạch tại motor bơm hoặc bộ điều khiển. Lúc này có thể kiểm tra cầu chì ABS được đặt cố định gần bộ chia điện dưới gầm mui xe hoặc ngay dưới bảng .

Đèn ABS bật sáng cũng có thể là do lỗi cảm biến tốc độ bánh xe. Đây là bộ phận tiếp nhận vận tốc của bánh xe đồng thời gửi tín hiệu tốc độ này cho bộ điều khiển hệ thống ABS. Nếu xe ô tô thường xuyên chạy trong vùng đường xá không tốt như hoặc rung lắc mạnh có thể khiến cho cảm biến bị hỏng hoặc rơi ra ngoài. Lúc này, đèn báo lỗi ABS sẽ nổi sáng, và nguyên nhân thường thấy đó là cảm biến bị lỗi do quá bẩn, rỉ sét. Hoặc nếu quá mòn cũng làm cho tín hiệu về tốc độ bánh xe gửi về bộ điều khiển bị sai.

Một nguyên nhân nữa khiến đèn ABS sáng chính là do lỗi rôto của cảm biến ABS. Cảm biến tốc độ nhận nhiệm vụ truyền tín hiệu tốc độ bánh xe dưới dạng xung về bộ phận điều khiển. Dạng xung này được tạo ra là do hoạt động quay của rôto của cảm biến được đặt cố định ngay bánh xe. Hệ thống sẽ xác định là lỗi nếu như các răng của rôto bị mất hoặc rôto bị hỏng làm cho tín hiệu phản hồi về giữa các bánh xe là khác nhau.

Nếu gặp trường hợp trên, khi sửa chữa hệ thống phanh ABS, vì nó nằm tới 4 vị trí và kết cấu khá phức tạp, vì vậy cần phải có các phép thử để xác định chính xác là roto cảm biến. Có nguyên nhân chúng ta chỉ cần vệ sinh là đã có thể giúp hệ thống hoạt động lại bình thường, tuy nhiên có nhiều nguyên nhân mà phải cần đến sự can thiệp của máy chẩn đoán mới có thể xác định được. Đặc biệt, khi xe có gặp một trong các vấn đề trên thì nên sớm đưa xe đi kiểm tra để khắc phục kịp thời.

An Dương (T/h)

SourceVietQ