10 vụ scandal gây chấn động lịch sử ngành ô tô thế giới (P1)
Ngành công nghiệp lớn nào cũng có tồn tại những scandal tai tiếng, và đối với ngành ô tô, đây có lẽ là những vụ việc lớn nhất, gây chấn động nhất trong lịch sử.
Các nhà sản xuất ô tô và những nhà cung cấp đã bắt tay với nhau trong những hoạt động “mờ ám” để đảm bảo họ kiếm được thật nhiều tiền, và khi những hành vi này bị phơi bày ra trước mắt công chúng, một vụ scandal là kết quả tất yếu. Sau đó, các nhà làm luật chính phủ và luật sự sẽ liên quan, và báo chí bắt đầu xuất bản các câu chuyện điều tra ghê người.
Cuối cùng, nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận qua hành động gian dối của một công ty sẽ được kết lại bằng các bản án bồi thường khổng lồ và mất đi sự tin tưởng của công chúng. Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhìn lại những scandal gây chấn động lịch sử ô tô thế giới kể từ thập niên 1960 cho tới nay.
Chevrolet Corvair và Unsafe at Any Speed
Được giới thiệu cho mẫu năm 1960, Chevrolet Corvair là câu trả lời của General Motors tới sự gia tăng phổ biến của những mẫu xe nhập khẩu, nhỏ bé như Volkswagen Beetle. Có trang bị động cơ I6, làm mát bằng khí, và đặt ở phía sau, phương tiện này có được bán với nhiều kiểu thân đa dạng bao gồm sedan, coupe, wagon và van.
Tuy nhiên, tai tiếng của Corvair đến từ sự hiện diện của nó trên trang nhất của cuốn sách đột phá “Unsafe at Any Speed” của tác giả Ralph Nader, trong đó cuốn sách có nội dung chê bai sự an toàn của những mẫu xe đương thời.
Ông Nader nói rằng kể từ năm 1960 – 1964, trục lắc hệ thống treo phía sau của Corvair (các mẫu sau này có một thiết kế khác) có thể khiến bánh xe ở bên trong của một góc cua chui vào bên trong thân và gây nên hiện tượng bẻ lái quá đà. Không trang bị một thanh chống lật phía trước tiêu chuẩn càng khiến mẫu xe của GM trở nên nguy hiểm hơn.
Đương nhiên, General Motors đã không chấp nhận những lời chê bai đối với Corvair một cách hiền lành, và đã có hành vi quấy rối lại ông Nader. Ông Nader đã tiến hành kiện công ty xe gốc Detroit, Mỹ vì xâm phạm riêng tư và thắng 425.000 USD trong năm 1970 (khoảng 2,7 triệu USD ngày nay).
Bình nhiên liệu phát nổ của Ford Pinto
Trong thập niên 1970, các nhà sản xuất ô tô Mỹ đã bắt đầu giới thiệu những mẫu xe nhỏ hơn, và Pinto là ứng cử viên của Ford để bước vào phân khúc xe cỡ C đang trỗi dậy này.
Được ra mắt trong vai trò mẫu xe năm 1971, người mua có thể lựa chọn Pinto với kiểu thân hatchback hoặc wagon. Trong vòng vài năm, các báo cáo bắt đầu rò rỉ tới tai Ford về mẫu xe cỡ C có khả năng bắt lửa trong những vụ tai nạn phía sau.
Bình nhiên liệu của Pinto được đặt ở giữa trục và tấm cản va phía sau của xe. Và thiếu vùng dễ biến dạng khi va chạm đã làm tăng thêm khả năng nhiên liệu bị rò rỉ.
Trong năm 1977, tạp chí Mother Jones đã xuất bản một bài viết vạch trần tình trạng dễ bắt lửa của Pinto và tổ chức một buổi họp báo nhằm thúc đẩy chính phủ tổ chức điều tra. Cơ quan Quản trị An toàn Lưu thông Đường bộ Quốc gia Mỹ (NHTSA) đã phát hiện hệ thống nhiên liệu có tiềm năng nguy hiểm và ra lệnh cho Ford thực hiện một cuộc triệu hồi ảnh hưởng tới 1,4 triệu chiếc Pinto.
Vụ scandal Pinto còn dẫn tới một vụ án khinh suất giết người chống lại Ford khi tiểu bang Indiana truy tố công ty sau khi có 3 người phụ nữ chết trong một vụ cháy trong xe. Đây là lần đầu tiên một công ty Mỹ phải đối diện với cáo buộc giết người, và bồi thẩm đoàn tuyên bố công ty sản xuất xe vô tội.
John DeLorean bị phát hiện bán côcain
Ông John DeLorean là cha đẻ của mẫu xe Pontiac GTO và rồi trở thành phó chủ tịch sản xuất xe du lịch và bán tải của General Motors. Ông ấy rời khỏi GM trong năm 1973, và thành lập công ty DeLorean Motor Company trong năm 1975.
Mặc dù chế tạo ra mẫu DMC-12 đã trở thành một biểu tượng của thập niên 1980, công ty của ông DeLorean đã gặp khó khăn. Trong tháng 10 năm 1982, ông ấy đã bị bắt vì sở hữu gần 27 kg côcain và có ý định bán khoảng 100 kg côcain cho số tiền lên tới 24 triệu USD (khoảng 61,5 triệu USD ngày nay). Nếu bán thành công, ông ấy dự định sẽ đổ số tiền đó vào DeLorean Motor Company, vốn đang trong tình tráng phá sản ở thời điểm đó.
Các luật sư của ông DeLorean đã lập luận rằng những đặc vụ FBI đã bẫy ông DeLorean vào vụ mua bán côcain. Bồi thẩm đoàn đã đồng ý vói chuyện này, và tuyên bố ông DeLorean vô tội trước tất cả cáo buộc.
Trong những năm sau sự phá sản của DeLorean Motor Company và cáo buộc côcain, cựu giám đốc lừng danh một thời của ngành ô tô đã lùi xa khỏi ánh mắt công chúng.
Sự gia tốc không chủ đích của Audi
Trong tháng 11 năm 1986, một khúc của chương trình 60 Minutes đã tập trung vào tình trạng đột ngột tăng tốc trong mẫu Audi 5000. Nhiều đơn kiện từ phía chủ xe đã đề cập tới tình trạng thương tích và chết từ vấn đề này, và nhà sản xuất xe Đức đã phải nhận cả tấn gạch đá từ giới báo chí đương thời.
Tuy nhiên, khi các tổ chức an toàn chính phủ bắt đầu điều tra, họ đã không thể tìm thấy một lỗi máy móc nào cả. Cơ quan Quản trị An toàn Lưu thông Đường bộ Quốc gia Mỹ đã phát hành một báo cáo nói rằng lỗi con người là nguyên nhân cho sự gia tốc đột ngột. Cụ thể, mẫu Audi 5000 có chân phanh ở gần chân ga, và cả bàn đạp đều có chung một hình dáng. Điều này có thể khiến các tài xế đạp nhầm chân.
Thế nhưng kết quả có được từ scandal này là doanh số tại Mỹ của Audi đã xuống dốc thảm hại và mất nhiều năm để phục hồi.
Daimler hối lộ các quan chức quốc tế
Trong năm 2010, một cuộc điều tra từ Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ đã phát hiện ra rằng tập đoàn Daimler của Đức đã hối lộ quan chức trên khắp thế giới để được nhận một sự đãi ngộ đặc biệt. Cơ quan này đã phạt nhà sản xuất xe số tiền 185 triệu USD.
Dựa theo điều tra trên, Daimler đã chi ra ít nhất 56 triệu USD trong vòng hơn 10 năm “để thúc đẩy doanh số chính phủ ở các quốc gia như Nga, Trung Quốc, Nigeria, Hungary, Latvia, Croatia, và Bosnia.” Thậm chí công ty Đức còn sử dụng Chương trinh đổi Dầu lấy Lương thực của Mỹ để đưa tiền hối lộ tới các bộ ở Iraq.
(còn tiếp)
>>> 13 công nghệ mới giúp trải nghiệm lái xe trở nên tuyệt hơn