Liệu bạn có biết người ta sử dụng "xác chết" trong thử nghiệm va chạm ô tô?
Khó ai có thể ngờ rằng các xác chết lại được sử dụng trong thử nghiệm va chạm ô tô để thu thập những dữ liệu có tác dụng cứu lấy những người sống.
Kính nổ, kim loại đập vào kim loại, một vụ chạm xe là một cơn ác mộng giữa ban ngày, và đó là lí do tại sao người ta vẫn tiếp tục nghiên cứu phương pháp tốt nhất ngăn chặn nỗi sợ này. Ít người biết rằng, chúng ta phải cảm ơn những xác chết để có được sự an toàn như ngày nay.
Tại khu ký túc xá của Wayne State University ở Detroit, có tồn tại một toà nhà trống không từng được sử dụng bởi khoa kỹ thuật cơ sinh học của trường đại học này. Chính ở đây, một trong những người cha già của công nghệ an toàn ô tô hiện đại, tiến sĩ Lawrence Patrick, đã bỏ một cái xác người chết vào một trục thang máy không người sử dụng vì mục đích khoa học.
Trong khi sử dụng thi thể con người làm vật thử nghiệm có vẻ ghê rợn, những nhà nghiên cứu và cả những thi thể được hiến tặng này đã, và vẫn là người đi tiên phong trong việc cứu mạng người.
An toàn không bán được
Để có thể hiểu hơn về vấn đề này, chúng ta hãy cùng xem một đoạn video Thử Nghiệm Va Chạm giữa một chiếc Chevrolet thời nay với một chiếc Chevrolet Bel Air 1959.
Video thử nghiệm va chạm Chevrolet Malibu 2009 với Chevrolet Bel Air 1959
Như ta có thể thấy ở video trên, chiếc Malibu lập tức hút hết lực va chạm vào phần biến dạng đầu xe khi nó đâm chiếc Bel Air cũ, giữ cho khoang hành khách gần như nguyên vẹn và người nộm bên trong an toàn. Ngược lại ở phía trước của chiếc Bel Air, người nộm bên trong đã bị quăng đập mạnh khi phía trước của xe dồn ép vào ghế ngồi.
Đúng là kỹ thuật chế tạo và công nghệ thời xưa không tinh vi như bây giờ, nhưng sự thực là an toàn vốn không phải ưu tiên hàng đầu đối với những nhà sản xuất xe ô tô thời xưa trong suốt một thời gian dài. Trong những năm sau Thế Chiến II, ngành công nghiệp ô tô Mỹ thậm chí đã có một khẩu hiệu rất điên rồ là: “An toàn không bán được.”
Gói trang bị an toàn "Lifeguard Design" năm 1956 của Ford
Ford đã từng cố gắng bán một gói “Lifeguard Design” với những tính năng an toàn sáng tạo trong năm 1956. Gói nâng cấp an toàn này bao gồm bảng đồng hồ tín hiệu bọc đệm, gương chiếu hậu chống vỡ, và một vô lăng sẽ biến dạng thay vì đâm xuyên người lái trong trường hợp va chạm xảy ra. Những trang bị này có thể là rất phổ biến thời nay, nhưng chúng đã không thực sự thu hút ở thời đó.
Cho tới thập niên ‘60, khi số lượng người chết bởi tai nạn giao thông đã tăng lên đến mức báo động, Quốc hội Mỹ đã ép các nhà sản xuất ô tô phải đưa ra đối sách, và cải tiến các luật lệ tiêu chuẩn an toàn, ví như tất cả chiếc xe đều phải có dây đai an toàn trong năm 1968. Trên thực tế, các nhà sản xuất ô tô biết rằng có tồn tại vấn đề, nhưng họ không buồn giải quyết chúng bởi… doanh số xe vẫn tốt.
Nhưng nếu các nhà sản xuất ô tô không quan tâm tới chuyện cứu người, một số nhà khoa học quan tâm. Và họ đã phát triển công nghệ an toàn theo những phương pháp khác thường.
Người nộm thử nghiệm va chạm… là người thật
Tiến sĩ Lawrence Patrick là một giáo sư ở trường Wayne State, và theo một cách nào đó, ông ấy cũng từng là một trong những người nộm thử nghiệm va chạm đầu tiên. Trong quá trình thu thập dữ liệu về những gì thân thể con người có thể chịu đựng, ông Patrick đã đặt chính bản thân mình vào nhiều thử nghiệm va chạm, bao gồm con lắc kim loại nặng 10 kg đập vào ngực và hơn 400 lần ngồi trên đường xe giảm tốc nhanh.
Ngay đến các sinh viên của Patrick cũng đã chịu trách nhiều gian khổ nhân danh an toàn. Trong một văn bản năm 1965, ông Patrick đã miêu tả rằng các sinh viên của ông đã tình nguyện thử nghiệm va chạm đầu gối với lực lên tới hơn 450 kg như thế nào. Nhưng để có được dữ liệu tốt, họ đã phải cố vượt qua giới hạn chịu đựng của con người. Và bởi giết chết một sinh viên tốt nghiệp là phi pháp, đồng nghĩa rằng họ phải tìm một thứ thay thế, những xác chết.
Xác chết con người đã và vẫn đang được sử dụng để thử nghiệm va chạm
Trên thực tế, Patrick và các sinh viên của mình đã đo lường giới hạn va chạm của sọ người lần đầu tiên bằng cách ném một xác chết xuống một trục thang máy trống không. Các thi thể đã bị mang ra đập, ném đủ kiểu thay thế cho các sinh viên. Ở thời điểm thử nghiệm cao trào trong năm 1966, các “người nộm xác chết” đã được sử dụng một lần một tháng. Dữ liệu thu thập được từ chúng đã được sử dụng để viết nên cuốn sách “Wayne State Tolerance Curve” mà ngày nay vẫn được dùng để tính toán lực cần thiết để gây chấn thương đầu trong va chạm ô tô.
Thậm chí dữ liệu còn được sử dụng để chế tạo một số người nộm thử nghiệm va chạm có thể tái sử dụng đầu tiên, không chỉ bởi sử dụng thi thể người thật là hạ sách, mà bởi một xác chết tốt cho mục đích khoa học là không dễ có được. Bởi một xác chết có thể mang ra thử nghiệm va chạm phải là một cái xác còn nguyên vẹn, hơn nữa xác người lại không thể tái sử dụng nhiều lần được. Thêm vào đó, các xác chết cũng cần chuẩn bị đặc biệt để khiến cơ bắp cứng ngắc của chúng phản ứng giống mô sống hơn.
Các thi thể được bọc kín hoàn thân nhằm một phần thể hiện sự tôn trọng tới người đã mất
Ngày này, chỉ còn một vài xác chết được sử dụng một năm ở Wayne State mà thôi, nhưng chúng vẫn được cần đến để hoàn hảo thế hệ người nộm thử nghiệm va chạm tiếp theo. Nguyên nhân là bởi nhân số thời nay đã khác so với thời xưa, ví như trọng lượng trung bình người Mỹ đã tăng lên so với hồi thập niên ’60. Các thiết bị cảm biến cũng đã trở nên nhạy cảm và tinh vi hơn. Những người nộm mới cần liên tục thay đổi để phù hợp với dữ liệu dân số mới nhất và những cảm biến tân tiến hơn để cung cấp dữ liệu chuẩn xác nhất có thể.
Các thi thể cũng được cần đến để đánh giá một số dạng chấn thương bởi các nhà nghiên cứu cơ sinh học, ví như chúng phản ứng với thiết bị nổ tự chế ra sao. Thực tế, các lực lượng vũ trang luôn quan tâm tới dạng nghiên cứu này, và quân đội Mỹ vẫn có hợp đồng nghiên cứu ở Wayne State cho tới tận ngày nay.
Quá trình chuyển động của một thi thể trong thử nghiệm va chạm ô tô
Trong khi thi thể con người có được sử dụng trong thử nghiệm va chạm, chúng có được nhận một sự tôn trọng tối đa. Các đại học nhận vốn hoạt động từ cơ quan National Highway Traffic Safety Administration (NHTSA), bao Wayne State, có nghĩa vụ thông báo cho gia đình nếu giấy tờ đồng ý hiến tặng thân thể của họ trong đủ rõ ràng và tất cả giấy tờ đều phải được đánh giá bởi NHTSA trước khi thi thể được mang ra sử dụng.
Các thi thể cũng được bọc kín hoàn toàn để duy trì tình trạng giấu tên và nhân phẩm, và tất cả các nhà nghiên cứu phải ký hợp đồng tôn trọng các thi thể. Sau cho cùng, các thi thể đó đều từng là người sống và tình nguyện trao thi thể của họ cho khoa học sau khi chết.