Không phải Elon Musk, đây mới là người có tầm nhìn xe điện hàng đầu thế giới
Ông Vạn Cương là người đã có cái nhìn về một thế giới xe điện cách đây hàng thập kỷ, và là người dẫn dắt Trung Quốc vượt qua phương Tây về lĩnh vực xe năng lượng mới.
Ở Triển lãm Ô tô Bắc Kinh năm nay, một vị quan chức Trung Quốc về hưu đã cúi xuống để đặt tay lên tên nắp capô của một chiếc coupe thể thao bóng mượt được coi là mẫu xe chạy pin nhanh nhất thế giới, và ông ấy mỉm cười giống như một người cha tự hào về con cái.
Nhìn theo một cách nào đó, câu chuyện trên hoàn toàn hợp lý và đầy ý nghĩa. Hai thập kỷ trước, ông Vạn Cương đã thuyết phục Viện quốc vụ Trung Quốc hãy sử dụng quyền lợi để ủng hộ cho công nghệ xe điện vốn đầy mạo hiểm và chưa được chứng minh thành công. Ông ấy đã chủ trương sử dụng tiền chính phủ, bao gồm các khoản trợ cấp, để giúp tạo nên một nhà vô địch thế giới trong ngành mà sẽ vượt qua cả các nhà sản xuất xe phương Tây. Mẫu coupe mà ông ấy đã lấy làm tự hào ở triển lãm ô tô diễn ra tháng 4 đầu năm nay? Nó đã được chế tạo bởi công ty nội địa NIO.
Ông Vạn Cương thử hệ thống trí thông minh nhân tạo của xe NextEV ES8 ở Triển lãm Ô tô Bắc Kinh 2018.
Ở Mỹ, Elon Musk đã tạo nên tên tuổi cho mình bằng cách quảng bá xe chạy năng lượng mới, nhưng khi lịch sử xe điện được viết lại, ông Vạn có lẽ là cái bóng lớn hơn. Hiện nay, tài xế Trung Quốc mua 1 trong mỗi 2 chiếc xe điện được bán ra trên thế giới, và ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang thay đổi chiến lược để điều chỉnh theo. Nó là một cuộc cách mạng được xúi giục bởi ông Vạn, nguyên Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ của Trung Quốc.
“Ông ấy là người cha của ngành xe điện Trung Quốc,” Levi Tillemann, nguyên cố vấn Bộ Năng lượng Mỹ và là tác giả của cuốn sách “The Great Race: The Global Quest for the Car of the Future,” nói. “Không có Vạn Cương, Trung Quốc sẽ khó có thể vượt qua phương Tây. Đó là ý tưởng lớn của ông ấy.”
Sau hàng thập kỷ mong đợi và khởi nghiệp bất thành, xe điện đang trên đường đại điện cho một phân khúc lớn của ngành công nghiệp ô tô. Trong năm nay, sản xuất xe năng lượng mới của Trung Quốc được mong đợi là chạm cột mốc 1 triệu chiếc, tăng trưởng 26% so với năm ngoái. Trong khi đó Anh Quốc, Pháp và Ấn Độ đang đề xuất cấm các phương tiện chạy động cơ đốt trong.
Một chiếc xe taxi điện màu xanh được chế tạo bởi BYD trên đường phố giao thông ở Thái Nguyên, Sơn Tây, Trung Quốc. Thái Nguyên là thành phố đầu tiên thay thế đội ngũ taxi với xe điện.
Là một trong số ít những người được học đại học trong thế hệ của ông ấy, Vạn Cương đã theo học chương trình tiến sĩ ngành kỹ sư cơ học ở Đại học Công nghệ Clausthal ở Đức. Khi ông tốt nghiệp năm 1991, lời mời làm việc đã đến từ mọi nhà sản xuất xe lớn của Đức, nhưng ông ấy đã chọn Audi bởi vì nó là nhãn hiệu nhỏ nhất và mang đến cơ hội thăng chức tốt nhất.
Là một giám đốc trong bộ phận kế hoạch của Audi, ông Vạn đã đóng vai trò đại sứ, mang hình ảnh nhà máy chuẩn mực ở Ingolstadt của Audi tới các lãnh đạo Trung Quốc trong nỗ lực phục sinh lại ngành ô tô yếu ớt của quê nhà. Một vị khách khi đó – Bộ trưởng Khoa học Chu Lệ Lan, là người đã ấn tượng với viên kỹ sư nhiệt huyết.
Nhu cầu xe điện ngày một tăng cao ở Trung Quốc
Nhiều tháng sau buổi gặp mặt đầu tiên của họ, trong năm 2000, ông Vạn đã quay trở về quê hương để đề xuất trước bà Chu và những thành viên còn lại của Viện quốc vụ ý tưởng của bước nhảy vọt. Trung Quốc đang mờ mắt trong sương khói, và các nhà sản xuất ô tô của họ, ông Vạn lý lẽ, không bao giờ có thể hi vọng bắt kịp với các nhà sản xuất Nhật Bản, Mỹ hoặc Đức khi nói về xe truyền thống.
Đánh cược lên những công nghệ mới có thể đặt Trung Quốc lên ngang hàng hoặc thậm chí cho phép họ dẫn đầu cuộc đua, ông Vạn nói trên mặt lý thuyết. Nó cũng có thể giúp Trung Quốc phá vỡ sự phụ thuộc vào dầu mỏ nước ngoài.
“Vạn Cương đã nói, ‘Tôi muốn tạo ra một hệ thống nơi chúng tôi có thể đảm bảo năng lượng và có thêm một sân chơi cho các công ty của chúng tôi,’” ông Bill Russo, một cựu giám đốc Chrysler và giờ đang là cố vấn ô tô hàng đầu ở Gao Feng Advisory tại Bắc Kinh, nói. “Ông ấy đã biết rằng bạn không thể chơi thắng trò chơi cũ.”
Các xe buýt điện đã được sử dụng ở Olympic Bắc Kinh 2008.
Năm 2007, ông Vạn là Bộ trưởng khoa học và công nghệ, giám sát hàng tỷ nhân dân tệ để giúp đỡ cấp vốn nghiên cứu và phát triển tới các ngành công nghiệp được ưa chuộng. Trong công việc đó, ông ấy đã liên tục thách thức các kỹ sư Trung Quốc: chế tạo một đội xe buýt điện cho Olympic Bắc Kinh 2008; đặt 1.000 phương tiện chạy pin trên đường phố của mọi thành phố lớn. Mùa xuân năm 2010 đã mang tới các khoản trợ cấp lên tới 10.000 USD cho mỗi chiếc xe điện mà các nhà sản xuất có thể bán.
“Sẽ có một cửa sổ chiến lược cho phát triển xe điện trong vòng 10 - 20 năm tới,” ông Vạn trả lời trước truyền thông Trung Quốc vào tháng 3 năm đó. “Chúng ta phải hành động ngay bây giờ.”
Một vài tháng sau, không khí đã căng thẳng ở Argonne National Laboratory, một trung tâm nghiên cứu cấp liên bang ở Mỹ đặt gần Chicago, nơi các nhà khoa học đã phát minh ra công nghệ pin lithi-ion được sử dụng trong mẫu xe plug-in hybrid của GM, Volt.
Từ phải sang: Ông Vạn Cương và Bộ trường Giao thông Đức, Alexander Dobrindt.
Ông Vạn đã ghé thăm phòng thí nghiệm để học hỏi công thức hóa học cho cụm pin mới. Nhà khoa học Mỹ Jeff Chamberlain và đội ngũ của ông ấy đã lo lắng về nguy hiểm làm lộ bí mật. Người Mỹ đã cẩn trọng, cho tới họ hiểu ông Vạn.
“Tất cả đều tan biến vào lúc bạn nói chuyện với ông ấy,” ông Chamberlain nói. “Chúng tôi chỉ là những nhà khoa học trao đổi sổ tay. Tôi chưa bao giờ cảm thấy rằng ông ấy đang ‘câu cá’ cả. Điều đó không có nghĩa rằng ông ấy đã không làm thế, nhưng chúng tôi chưa bao giờ cảm thấy vậy.”
Các nhà sản xuất xe thế giới cũng đã mời ông Vạn Cương vào bên trong nhà máy của họ. Họ không có sự lựa chọn khác. “Ông ấy là khách hàng quan trọng nhất của chúng tôi ở Trung Quốc,” theo lời Makoto Yoshida, một quan chức chính phủ ở Nissan Motor, người đã dẫn ông Vạn đi thăm một vòng nhà máy gần Yokohama, nơi ông ấy đã lái các xe hybrid. “Nếu Trung Quốc nói ‘chúng tôi không thể chấp nhận công nghệ của anh,’ đó là một vấn đề lớn đối với chúng tôi, đó là lý do tại sao Vạn Vương là một người quan trọng.”
Xe điện NIO bên trong một showroom ở Thượng Hải, Trung Quốc.
Ngày nay, có hơn 100 mẫu xe điện Trung Quốc trên thị trường, được chế tạo bởi những người khổng lồ như BYD có tỷ phú Warren Buffett chống lưng và các công ty khởi nghiệp như NIO, cái tên vừa gây được 1 tỷ USD trong chào bán cổ phiếu lần đầu cho công chúng trong tháng này.
Các xe chạy năng lượng mới đang chiếm khoảng 1 trong 20 chiếc xe du lịch được mua ở Trung Quốc, và con số này sẽ có tiềm năng tăng lên nhờ chiết khấu nhà nước – di sản thực sự của ông Vạn.
Chính phủ Trung Quốc đang xây dựng một mạng lưới các trạm sạc điện khổng lồ và thúc đẩy người tiêu dùng mua xe điện bằng cách biến đó là con đường chắc chắn duy nhất để có biển số xe hợp pháp trong những thành phố lớn. Bắt đầu từ năm tới, mọi nhà sản xuất xe muốn hoạt động ở Trung Quốc đều phải đạt mục tiêu sản xuất xe chạy pin hoặc mua từ những đối thủ khác.
Biển số xe xanh lục cho các xe chạy năng lượng mới ở thành phố Trịnh Châu trong tháng 12 năm 2017.
“Cho dù đó là Ford hoặc GM hoặc Volkswagen, hoặc Hyundai hoặc Toyota, nếu họ muốn tham gia vào thị trường Trung Quốc, họ phải có xe điện,” ông Chamberlain nói. “Tôi mừng cho Vạn Cương bởi đó là tầm nhìn của ông ấy từ nhiều năm trước.”