Toyota muốn nắm lấy cơ hội chế tạo xe Lexus ở Trung Quốc

| Thị trường
Xếp hạng 4.4 - 9 đánh giá

Toyota đã có ý muốn chế tạo xe Lexus ở Trung Quốc từ lâu, nhưng phải đến bây giờ, dự định đó mới có khả năng thành hiện thực.

Bấy lâu nay, vẫn luôn bỏ qua ý định sản xuất các mẫu Lexus ở Trung Quốc bởi mối lo chất lượng và lợi nhuận, nhưng giờ đây hãng xe Nhật Bản đang nhìn nhận Trung Quốc để thúc đẩy tăng trưởng và thu hẹp khoảng cách doanh số với các đối thủ phương Tây, dựa theo sự chia sẻ của 4 nhân viên giấu tên của Toyota với Reuters.

Trên thực tế, Toyota đã tập trung 2 năm qua để nghiên cứu phương pháp sản xuất các mẫu Lexus ở Trung Quốc thay vì nhập khẩu chúng từ quê nhà Nhật Bản. Toyota cũng đã nói chuyện với đối tác liên doanh Guangzhou Automobile Group Co và FAW Group trong năm ngoái về những mẫu Lexus. Không rõ là Toyota đã chủ động tiếp cận các công ty Trung Quốc hay ngược lại.

Sản xuất địa phương sẽ là một bước chuyển lớn cho nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, khuyến khích bởi mối quan hệ được cải thiện giữa Trung Quốc-Nhật Bản, cũng như quy định đầu tư mới của Trung Quốc mà có thể cho phép các nhà sản xuất ô tô nước ngoài sở hữu hoàn toàn và kiểm soát đa số hoạt động ở Trung Quốc.

Toyota muốn nắm lấy cơ hội chế tạo xe Lexus ở Trung Quốc

Lexus LF-FC ở Triển lãm Ô tô Bắc Kinh 2016

Chúng tôi đang bị giằng xé bởi điều này,” một người nói với Reuters. “Nhưng thật vô nghĩa nếu để cơ hội này trượt qua,” một người khác nói.

Kế hoạch gỡ bỏ hạn chế sở hữu nước ngoài trong ngành công nghiệp ô tô của trung Quốc là một phần trong phản hồi tới lời phê bình rằng các công ty Trung Quốc đã được cho phép đầu tư tự do ở thị trường bên ngoài trong khi chính phủ Trung Quốc lại hạn chế sự tiếp cận của các công ty nước ngoài tới nền kinh tế lớn thế hai thế giới.

Quy định thay đổi - lập tức có hiệu tức đối với các công ty xe điện trong năm nay và những công ty khác vào năm 2022 - đã khiến Tesla nhận được sự đồng ý của chính phủ Trung Quốc để sở hữu hoàn toàn công ty bán hàng và sản xuất đặt ở Thượng Hải, Trung Quốc. Điều đó đã đánh dấu lần đầu tiên một nhà sản xuất xe nước ngoài có thể thành lập chi nhánh ở Trung Quốc mà không cần một đối tác địa phương.

Hiện nay, Toyota đang sản xuất nhiều mẫu xe mang nhãn hiệu Toyota, bao gồm Camry, Highlander, Corolla, Levin và Crown, ở Trung Quốc với các đối tác. Trong năm ngoái, công ty Nhật Bản đã bán 1,29 triệu chiếc xe ở Trung Quốc, bao gồm cả số Lexus nhập khẩu.

Trên thực tế, Toyota đã từng có kế hoạch di chuyển dây chuyền sản xuất Lexus sang Trung Quốc trước đây, kể từ năm 2011-2012, dựa theo một nhân viên giấu tên. Nhưng họ đã quá lo ngại về vấn đề suy giảm chất lượng, và không muốn hi sinh lợi nhuận biên cao của nhãn hiệu bằng cách chia sẻ với một đối tác địa phương.

Toyota muốn nắm lấy cơ hội chế tạo xe Lexus ở Trung Quốc

Một khách hàng ngồi trong Lexus IS330C ở showroom tại Bắc Kinh hồi năm 2010

Giờ đây, Toyota đã chuẩn bị sẵn các tình huống cho việc địa phương hóa Lexus. “Tất cả sự chuẩn bị đã gần như hoàn thành,” một người nói. “Tất cả những gì chúng tôi đang chờ đợi là một mệnh lệnh ‘đi’ từ ban quản lý.

Thời điểm đáng ngại

Phương án số 1 của Toyota là sở hữu toàn bộ hoặc đa số một công ty sản xuất Lexus tại địa phương, một việc họ có thể làm ngay bằng cách chỉ chế tạo xe điện.

Nhưng Trung Quốc có thể không để một nhãn hiệu nữa thâm nhập khi thị trường đã chậm lại đáng kể, với doanh số của nhiều mẫu xe nước ngoài, bao gồm các nhãn hiệu Groupe PSA, Ford and Hyundai, đã giảm đáng kể trong những tháng gần đây. Bên cạnh đó, một làn gió chính trị tốt cũng cần thiết để thực hiện kế hoạch này.

Kể cả những nhãn hiệu hạng sang khác, ví như Audi, BMW, Mercedes-Benz và Cadillac, đã mở cửa nhà máy lắp ráp ở Trung Quốc để tăng thêm thị phần, Toyota đã không làm vậy. Điều đó phản ánh tinh thần không muốn chia sẻ với một đối tác Trung Quốc một nhãn hiệu vất vả gây dựng từ năm 1989 trở thành xe sang hàng đầu ở Mỹ.

Các nhân viên của Toyota cũng chỉ ra rằng chính sách giảm thuế xuống 15% từ 25 trong tháng 7 của chính phủ Trung Quốc là một lý do nên tiếp tục nhập khẩu Lexus từ Nhật Bản. Họ cũng lưu ý rằng nhà máy Lexus gần Trung Quốc là ở phía đầu bắc của hòn đảo chính phía nam Kyushu của Nhật Bản, một nơi chỉ mất hai ngày để vượt biển đến Thượng Hải.

Toyota muốn nắm lấy cơ hội chế tạo xe Lexus ở Trung Quốc

Nhà máy Toyota ở Miyakawa

Một người phát ngôn của Toyota ở Tokyo nói rằng “nhiệm vụ quan trọng nhất” đối với Lexus là trở thành một nhãn hiệu được nhận ra ở Trung Quốc. “Chúng tôi luôn đánh giá sự cần thiết của việc địa phương hóa sản xuất làm một phần đáng xem xét cho kế hoạch ở Trung Quốc của nhãn hiệu Lexus,”ông ấy nói. “Nhưng ở thời điểm này, chúng tôi không có bất cứ kế hoạch cụ thể nào cho sản xuất ở Trung Quốc.

Dù sao, sự ủng hộ cho việc địa phương hóa đang dần lớn lên trong số các lãnh đạo Toyota. Trung Quốc đã luôn là một thị trường khó cho các công ty Nhật Bản, nhưng có một hướng lạc quan mới, đặc biệt là sau một chuyến viếng thăm chính thức Nhật Bản bởi Thủ tướng Trung Quốc Lí Khắc Cường trong tháng 5 năm 2018. Trong chuyến viếng thăm của mình, ông Lí đã đến cơ sở nhà máy Toyota ở phía bắc đảo của Hokkaido và gặp gỡ ông Akio Toyota.

Kể từ đó, Toyota đã tìm cách thúc đẩy sự hiện diện của công ty Trung Quốc, bao gồm cả nỗ lực mở rộng khả năng sản xuất và mạng lưới phân phối, và chia sẻ nhiều công nghệ hơn với các đối tác địa phương.

Cần làm tốc độ

Trung Quốc còn đã đưa ra giới hạn sản xuất mới cho các nhà chế tạo ô tô, bổ sung thêm một hỗ trợ để Toyota di chuyển nhanh hơn nếu họ muốn chế tạo các mẫu Lexus ở đất nước tỷ dân.

Cả Nissan và Toyota gần đây đều đã hé lộ kế hoạch thúc đẩy sản lượng, và phần lớn trong số đó sẽ là để sản xuất xe điện.

Alan Kang, một nhà phân tích ở Thượng Hải của công ty LMC Automotive, nghĩ rằng địa phương sản xuất là chính xác những gì Lexus cần để bắt đầu thu hẹp khoảng cách doanh số lớn với các nhãn hiệu xe sang Đức.

Ví dụ, Mercedes-Benz đã bán được 610.000 chiếc xe trong năm ngoái, so sánh với 130.000 chiếc Lexus trong cùng thời gian, dựa theo LMC.

Nếu Lexus không muốn vẫn là một nhãn hiệu nhỏ, nó cần phải bắt đầu đầu tư nhiều hơn,” Kang nói.

SourceTinXe