Ford hối thúc 2.900 người dừng lái xe Ranger nếu muốn bảo toàn tính mạng
Vì sự an toàn tính mạng cho các tài xế, Ford đã ban hành một lệnh triệu hồi mới đối với 2.900 chiếc xe bán tải Ranger 2006 để kiểm tra cụm bơm túi khí Takata.
Theo thông tin nóng hổi từ trang Reuters, vào hôm thứ năm vừa qua, hãng Fordđã xác nhận ca tử vong thứ hai do lỗi cụm bơm Túi Khí Takata trên những chiếc Xe Bán Tải đời cũ. Hãng Ford đã hối thúc 2.,900 người sở hữu xe Ranger đời cũ ở Bắc Mỹ dừng lái ngay lập tức cho tới khi chúng được thay thế linh kiện mới.
Cụ thể hơn, nhà sản xuất xe lớn thứ hai nước Mỹ đã xác nhận nguyên nhân dẫn đến cái chết của một người ngồi trên chiếc Ford Ranger 2006 trong vụ tai nạn xảy ra vào hồi tháng 7/2017 ở West Virginia là do cụm bơm Túi Khí Takata bị lỗi. Trước đó, họ đã từng thông báo về một ca tử vong tương tự ở South Carolina, diễn ra hồi tháng 12/2015.
Ford cho biết cả vụ tử vong này đều gây ra bởi cụm bơm Takata được chế tạo cùng ngày để lắp đặt cho những chiếc xe bán tải Ranger đời 2006. Đã có ít nhất 21 ca tử vong trên thế giới có liên quan tới Cụm Bơm Túi Khí Takata. Cụm bơm này có thể bị vỡ và bắn những mảnh kim loại chết người vào cơ thể tài xế. Các cụm bơm túi khí bị lỗi đã dẫn đến một cuộc triệu hồi xe lớn nhất trong lịch khác. Ngoài 2 cái chết ở trên, 19 ca tử vong khác đã xảy ra với các mẫu xe Honda, và hầu hết đều xảy ra ở Mỹ.
Ford Ranger 2006 là dòng xe bán tải bị triệu hồi
Trước tình huống này, Ford đã đưa ra một thông báo triệu hồi mới dành cho các mẫu xe đã từng bị triệu hồi trong năm 2016. Trong số 391.000 chiếc Ranger đời 2004-2006, thông báo triệu hồi mới tuyên bố ngày thứ năm vừa qua sẽ ảnh hưởng tới 2.900 xe. Con số này bao gồm 2.700 chiếc ở Mỹ và gần 200 chiếc ở Canada. Thông báo triệu hồi mới sẽ cho phép xác định danh tính của 2.900 chủ xe đang trong tình trạng nguy hiểm cao nhất.
Cũng vào hôm thứ năm, nữ phát ngôn viên của hãng Mazda đã khẳng định công ty này sẽ tiến hành một cuộc triệu hồi cũng như cảnh báo dừng lái xe tương tự với một số mẫu xe bán tải Mazda B-Series đời 2006, vốn được chế tạo bởi Ford và giống với Ranger.
Cơ quan an toàn giao thông đường bộ Mỹ (NHTSA) đã thúc giục người dân lắng nghe cảnh báo từ Ford. “Các túi khí gây nguy hiểm đươc tìm kiếm và thay thế ngay lập tức là một việc cực kỳ quan trọng,” bà Karen Aldana, đại diện của NHTSA, nói.
Một cụm bơm túi khi Takata bị triệu hồi ở Miami, Florida, Mỹ, vào ngày 25/6/2015
Nhằm thúc đẩy hiệu quả của chiến dịch triệu hồi, Ford nói rằng họ sẽ trả tiền để các xe được cẩu đến các đại lý hoặc gửi đội sữa chữa lưu động tới nhà của từng chủ xe đồng thời cung cấp vay nợ miễn phí nếu cần thiết.
Về phía Takata, trong tháng 6 năm ngoái, công ty này từng khẳng định sẽ triệu hồi hoặc mong muốn triệu hồi 125 triệu chiếc xe trên toàn thế giới cho tới năm 2019, bao gồm hơn 60 triệu chiếc ở Mỹ. Có khoảng 19 nhà sản xuất xe ô tô quốc tế đang chịu tác động bởi cuộc triệu hồi quy mô toàn cầu này.
Các cụm bơm túi khí Takata có thể nổ với lực rất mạnh, từ đó phóng các mảnh kim loại khắp trong xe và đã làm bị thương hơn 200 người. Lỗi nghiêm trọng này đã dẫn đến việc công ty Takata đệ đơn bảo vệ phá sản trong tháng 6/2017.
Cũng trong năm 2017, các bên nguyên ở Detroit, Mỹ, đã kiện ba cựu giám đốc Takata với tội làm giả kết quả thử nghiệm để che giấu lỗi của cụm bơm túi khí. Không ai trong số đó đến Mỹ để chịu cáo buộc. Bên cạnh đó, công ty Takata cũng bị tuyên án tội gian dối và phải nộp phạt số tiền đền bù lên tới 1 tỷ USD trong một phiên tòa ở Mỹ có liên quan tới vụ triệu hồi.
Nhà cung cấp linh kiện ô tô Nhật Bản Takata đang có kế hoạch bán các cơ sở kinh doanh của hãng cho Key Safety Systems, một công ty con của Ningo Joyson Electric Corp đến từTrung Quốc, với cái giá 1,6 tỷ USD. Được biết, Takata đã không đưa ra bất kỳ bình luận nào ngay trong ngày thứ năm về chiến dịch triệu hồi của Ford.
Cụm bơm túi khi Takata là nguyên nhân gây ra không ít cái chết cho tài xế
Các nhà sản xuất ô tô đã gặp khó khăn trong chuyện có đủ linh kiện thay thế cho số lượng xe bị triều hồi cực lớn. Một báo cáo của NHTSA trong năm 11 năm ngoái cho biết rằng 2/3 số xe Mỹ bị triệu hồi chưa được sửa chữa.
Vào hôm thứ năm, Thượng nghị sĩ Bill Nelson đã phát biểu rằng ca tử vong mới nhất là bằng chứng cho “một cuộc triệu hồi thất bại”, ám chỉ cái chết trước đó trong năm 2015. NHTSA phải làm hơn nữa để biến cuộc triệu hồi trở thành một ưu tiên. Trong tháng 11/2017, NHTSA đã từ chối một đơn kiến nghị từ Ford nhằm trì hoãn việc triệu hồi 3 triệu chiếc xe có nguy cơ dính Lỗi Cụm Bơm Túi Khí để thực hiện thêm các cuộc điều tra.
Vào tháng 6/2016, NHTSA đã cảnh báo các cụm bơm túi khí trên hơn 300.000 chiếc xe đời 2001-2003 bị triệu hồi nhưng chưa sữa chữa có khả năng bị vỡ cao, và khuyên các chủ xe đừng lái chúng nữa cho tới khi chúng được sữa chữa. NHTSA nói rằng cụm bơm túi khí của những chiếc xe kể trên có 50% nguy cơ bị vỡ trong một vụ va chạm.
>>> Trung Quốc triệu hồi số lượng ô tô kỷ lục trong 2017