Quy trình tiến hành thu hồi túi khí Takata diễn ra “ì ạch”
Mới đây, trang tin quốc tế Detroit News đã đưa ra báo cáo về việc thu hồi các máy phát túi khí Takata bị lỗi và có khả năng gây chết người.
Báo cáo đã chỉ ra việc các nhà sản xuất ô tô đã chỉ mới thay thế được 43% các bộ phận bị lỗi mặc dù quá trình thu hồi đã được tiến hành từ hơn 15 năm trước.
Quy trình tiến hành thu hồi túi khí Takata diễn ra “ì ạch”
Theo báo cáo vào ngày 17/11 của một bộ phận giám sát độc lập của quá trình thu hồi túi khí Takata, các ông lớn ngành ô tô chỉ mới hoàn thành xong khoảng một nửa trong số mục tiêu đã đặt ra trước đó là đến ngày 31/12 sẽ thay thế 100% các máy bơm cũ có khả năng gây nguy hiểm cao.
Quá trình thực hiện diễn ra rất “ì ạch” mặc dù đã bắt đầu từ hai năm trước. Ngoài ra, Cục quản lý ATGT đường bộ quốc gia NHTSA đã bắt đầu nhúng tay vào việc phối hợp và từng bước tiến hành thu hồi. Trước đó, các nhà sản xuất ô tô đã được cung cấp các bộ phận và tự phân phối chúng. Theo lẽ thường, các nhà sản xuất ôtô đã có thể khắc phục được 75% số xe trong vòng 18 tháng sau khi công bố quyết định thu hồi.
Báo cáo đưa ra những lời chỉ trích từ Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ tại Florida - tiểu bang đã chứng kiến 3 ca tử vong do sự cố túi khí này và là nơi mà các nhà sản xuất ô tô đã khắc phục được 41,7% trong số 3 triệu máy phát túi khí bị lỗi.
Takata sử dụng chất hoá học ammonium để tạo ra một vụ nổ nhỏ và lấp đầy túi khí một cách nhanh chóng khi xảy ra tai nạn. Nhưng hóa chất này có thể bị hư hỏng khi tiếp xúc với độ ẩm, nhiệt độ cao và khi quá trình đốt cháy diễn ra quá đột ngột; điều này gây ảnh hưởng đến một hộp kim loại nhỏ được thiết kế để chứa các mảnh vỡ của vụ nổ. Tuy nhiên khi điều đó xảy ra, những mảnh vỡ cực kì nóng bị bắn ra và rơi vào cả tài xế cũng như những người hành khách hiện đang không có bất cứ sự phòng bị nào. Trên toàn thế giới đã có ít nhất 19 người đã thiệt mạng và hơn 180 người bị thương.
Vấn đề này đã gây nên một loạt công bố thu hồi ô tô được đưa ra và một số lượng xe khổng lồ bị thu hồi. Điều này chưa bao giờ diễn ra trong lịch sử Hoa Kỳ. Cụ thể là đã có 19 nhà sản xuất ô tô và xe tải phải thu hồi 69 triệu máy phát túi khí trong số 42 triệu chiếc xe. Họ cũng phải chịu các hình phạt về tội hình sự và đưa ra hình phạt tiền đối với Takata khiến công ty Nhật này buộc phải phá sản.
Báo cáo của giám sát độc lập John Buretta cho biết tính đến ngày 15/9, các nhà sản xuất ô tô đã thu hồi được 43,1 triệu máy phát túi khí. Trong số này, chỉ mới có 18,5 triệu chiếc đã được thay thế mặc dù thời điểm đưa ra quyết định thu hồi của Takata là vào năm 2001.
Trong bản báo cáo của mình, Buretta kết luận rằng có nhiều "chỗ cần phải cải tiến" trong trường hợp thu hồi của Takata. Nhưng ông nói rằng các nhà sản xuất đang bắt đầu có những hành động tiến bộ có ý nghĩa và hướng tới mục tiêu "phát triển các phương pháp tiếp cận chiến lược về âm thanh".
Cũng trong bài báo cáo, ông đã viết về việc các nhà sản xuất ô tô đã và đang sử dụng các phương pháp truyền thông khác nhau để tiếp cận các chủ sở hữu như đến từng nhà để tiến hành sửa chữa. Bên cạnh đó, họ cũng đang cung cấp các trạm sửa chữa di động và cố gắng nhờ vào bên thứ ba như các cơ sở sửa chữa độc lập để đẩy nhanh quá trình.
Thượng nghị sĩ Bill Nelson ở bang Florida trong một bài phát biểu đã đổ lỗi sự chậm trễ này cho việc thiếu sự lãnh đạo tại NHTSA - nơi thiếu vắng các quản trị viên cấp cao kể từ khi chính quyền của ông Obama kết thúc vào tháng Giêng.
Mặt khác, NHTSA cho biết rằng việc thu hồi với quy mô lớn và phức tạp của Takata đã đưa đến những bài học nhớ đời và sẽ giúp các nhà sản xuất đạt được mục đích sửa chữa của họ. Cơ quan này cũng cho biết họ đang theo dõi tiến độ của các nhà sản xuất ô tô và tiến hành mở rộng các biện pháp tối ưu nhất để tăng tỷ lệ hoàn thành mục tiêu. Cơ quan cũng có thẩm quyền xử phạt các nhà sản xuất ô tô không kịp thời thực hiện quá trình thu hồi và sửa chữa.
Honda là khách hàng lớn của Takata
Bên cạnh đó, theo một tài liệu mật do NHTSA đưa ra, tỷ lệ hoàn thành việc thu hồi và sửa chữa của mỗi nhà sản xuất ô tô rất khác nhau. Trong đó, Tesla có tỷ lệ hoàn thành cao nhất với 78,6%, tiếp theo là Honda với 64,8 %. Mercedes-Benz nằm ở vị trí cuối bảng với 2,3 %, và kế tiếp là Karma 9,9%.
Ban đầu, quy trình thu hồi bị khựng lại do việc thiếu các bộ phận thay thế của các nhà sản xuất ô tô vì khi đó Takata và các nhà sản xuất khác đã đẩy mạnh quá trình sản xuất. Nhưng đối với nhiều ông lớn như Honda - khách hàng lớn nhất của Takata, những bộ phận này luôn dồi dào và có sẵn.
NHTSA sẽ chịu trách nhiệm về việc phân phối các bộ phận với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao hơn. Việc thu hồi sẽ được hoàn thành từng bước trong khoảng 3 năm tới.