Hãng xe ngoại kêu cứu sau quy định mới về thuế nhập khẩu

| Thị trường
Xếp hạng 4.1 - 9 đánh giá

Năm 2018, xe hơi nhập khẩu từ các nước ASEAN sẽ có thuế là 0%, tạo ra lợi thế nhất định với các hãng xe ngoài khối kinh tế này. Thế nhưng, đi kèm cùng với việc thay đổi thuế nhập khẩu là những quy định mới mang đến không ít cản trở cho các hãng xe.

Hãng xe ngoại kêu cứu sau quy định mới về thuế nhập khẩu

Hãng xe ngoại kêu cứu sau quy định mới về

Thuế nhập khẩu xe hơi từ ASEAN về Việt Nam xuống còn 0% sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2018. Các hãng dự đoán giá xe có thể giảm 20% khi ưu đãi thuế được áp dụng. Thế nhưng, những quy định đi kèm trong Nghị định 116/2017 đã tạo ra những rào cản cho hãng xe ngoại.

Cụ thể, điều 6 Chương I của Nghị định 116/2017 có ghi “Trách nhiệm đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu”. Theo đó, các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô về Việt Nam cần cung cấp đầy đủ giấy chứng nhận chất lượng loại ô tô ngoại nhập do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia nơi hãng xe đặt trụ sở chính.

Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam (VAMA) đã gửi kiến nghị lên Thủ tướng về việc nới lỏng quy định đối với yêu cầu trên. VAMA cho biết, Chính phủ một số quốc gia không cấp giấy chứng nhận trên mà giao đặc quyền cho các nhà sản xuất ô tô tự chứng nhận. Cũng có một số quốc gia có cấp giấy chứng nhận chất lượng cho các loại xe, nhưng tiêu chuẩn và đăng kiểm sẽ khác với Việt Nam.

VAMA cũng đề cập đến vấn đề kiểm định nhập khẩu tại hải quan khi xe về Việt Nam. VAMA cho rằng, một loại xe được nhập khẩu ở những thời điểm khác nhau vẫn phải thực hiện kiểm định chất lượng an toàn và khí thải như lô xe đầu. Đồng thời, chi phí thử nghiệm, lưu kho, bảo dưỡng cho lô trong thời gian chờ ở cảng hải quan cũng tăng theo. Được biết, chi phí thử nghiệm một mẫu xe thường lên đến 10.000 USD.

Chi phí này sẽ gây tổn thất đối với những doanh nghiệp nhập khẩu xe có số lượng ít, buộc họ phải cân nhắc để đưa ra giá bán đảm bảo lợi nhuận. Trong khi, các doanh nghiệp nhập khẩu số lượng lớn, đa phần là xe phổ thông, chi phí phát sinh cũng không ảnh hưởng lớn đến giá bán.

Hãng xe ngoại kêu cứu sau quy định mới về thuế nhập khẩu

Một quy định khác trong Nghị định mới về nhập khẩu ô tô là các doanh nghiệp phải có sơ sở bảo dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn và thuộc sở hữu của đại lý chính hãng. Đồng thời, những doanh nghiệp này cũng cần phải có giấy ủy quyền chính thức của hãng xe khi thực hiện triệu hồi xe tại Việt Nam.

Ngoài những quy định trên, Bộ Tài chính còn đưa ra một số đề xuất liên quan đến miễn thuế ô tô gồm thuế TTĐB cho phần giá trị tạo ra trong nước của mỗi xe được bán và thuế nhập khẩu những linh kiện quan trọng khi doanh nghiệp đáp ứng đủ số lượng quy định.

Khi những đề xuất này được thông qua, lợi thế sẽ thuộc về các loại xe lắp ráp trong nước cho mức giá và cơ hội tiếp cận khách hàng. Theo đó, chuyên gia từ một hãng xe Nhật nói: “Giá xe nhập khẩu có thể giảm xuống vài chục đến trăm triệu vào đầu năm 2018. Thế nhưng, về lâu dần, lợi thế sẽ mong manh hơn và khó cạnh tranh với các xe lắp ráp vì những rào cản trong quy định mới.”

Giá xe lắp ráp có thể giảm nhiều hơn khi linh kiện nhập khẩu được miễn thuế và tỷ lệ giá trị nội địa được tăng lên, trong khi xe nhập khẩu chỉ có thể giảm khoảng 10-20%.

Hãng xe ngoại kêu cứu sau quy định mới về thuế nhập khẩu

Theo chuyên gia trên, các hãng xe kỳ vọng có thể tăng doanh số xe sau khi đưa mức giá xuống thấp và không muốn đạt lợi nhuận của từng xe bán ra cao mà số lượng lại ít. Giá xe không chỉ phụ thuộc vào các hãng xe mà còn dựa vào chính sách của nước sở tại.

Toyota Fortuner, Honda Civic hay Honda CR-V là những mẫu xe có dự định chuyển sang nhập khẩu vào Việt Nam đang rơi vào tình trạng mơ hồ trong định giá vì còn phụ thuộc vào chính sách.

Trong khi đó, Bộ Tài chính cũng đề xuất tăng thuế đối với những mẫu xe nhập khẩu loại cũ, đưa giá xe cũ cao hơn xe mới tại thị trường Việt Nam. Từ đó, con đường nhập khẩu đối với những loại xe này dường như bị đóng lại.

SourceTinXe