Hệ thống tự động lái Autopilot của xe Tesla có thực sự giúp giảm tai nạn giao thông?
Trong trường hợp của hệ thống Autopilot, chỉ duy nhất hãng Tesla biết rõ câu trả lời cho vấn đề trên khi họ là người nắm giữ chìa khóa kỹ thuật số cho cả tấn dữ liệu được truyền tải về trụ sở chính từ những chiếc xe.
Ngày nay, Tesla và những công nghệ tân tiến như hệ thống tự động lái Autopilot của họ đang ngày trở nên phổ biến và dần tạo ra sức ảnh hưởng lên cuộc sống con người. Tuy nhiên, sau những tai nạn đáng tiếc, người ta cũng đang đặt ra một câu hỏi quan trọng về mối quan hệ giữa tài xế con người và những chiếc xe được điều khiển tự động hóa bằng máy tính. Liệu các Hệ Thống An Toàn chủ động có giúp việc lái xe trở nên an toàn hơn mà không khiến tài xế trở nên bất cẩn hơn?
Ảnh minh họa
Trong trường hợp của hệ thống Autopilot, chỉ duy nhất hãng Tesla biết rõ câu trả lời cho vấn đề trên khi họ là người nắm giữ chìa khóa kỹ thuật số cho cả tấn dữ liệu được truyền tải về trụ sở chính từ những chiếc xe. Khi Cơ quan an toàn giao thông đường bộ Mỹ (NHTSA) thực hiện nghiên cứu về Model S và Model X 2016 trong giai đoạn năm 2014 – 2016, họ đã kết luận rằng các tài xế Tesla có tỷ lệ va chạm ít hơn 38% so với thông thường sau khi cài đặt hệ thống tự động đánh lái Autosteer, một tính năng chính của Autopilot. Tuy nhiên, báo cáo đó chỉ đơn thuần là đánh giá tổng số dặm đi được và dữ liệu giải phóng túi khí an toàn, mọi thứ vốn do Tesla cung cấp.
Mặt khác, các công ty bảo hiểm mới là nhóm đối tượng nghi ngờ vào công nghệ của Tesla hơn cả, và không hề cảm thấy thuyết phục trước lời tuyên bố hệ thống Autopilot của Tesla an toàn hơn tài xế con người. Vào tháng 6 năm nay, hãng bảo hiểm AAA đã xem xét bản báo cáo từ Viện dữ liệu thương vong đường bộ (HLDI) về bồi thường bảo hiểm ô tô. Sau đó, AAA nói rằng họ sẽ tăng tiền đóng bảo hiểm của các chủ sở hữu Xe Tesla vì tần suất đòi bồi thường và chi phí cao hơn trung bình. Trên thực tế, dữ liệu cho thấy số yêu cầu bồi thường của chủ xe Tesla Model S dẫn động cầu sau cao hơn 46% so với những người dùng ô tô khác. Tất nhiên, người ta cũng không thể chỉ ra một chứng cứ cụ thể nào để đổ lỗi cho hệ thống Autopilot cả.
Ảnh minh họa
Nhìn vào phương diện rộng hơn của toàn ngành, người ta vẫn nhất trí rằng các hệ thống hỗ trợ tài xế sẽ giúp giảm tỷ lệ va chạm giao thông. Dựa theo một nghiên cứu mới nhất về báo cáo va chạm giao thông của cảnh sát bởi HLDI, tài xế của các phương tiện có hệ thống cảnh báo va chạm phía trước ít tông vào xe đằng trước hơn tới 27% so với những phương tiện không cài đặt hệ thống này, và ít hơn 50% nếu có lắp đặt cả hệ thống cảnh báo va chạm phía trước lẫn tự động phanh khẩn cấp. Nếu mọi chiếc xe lưu hành trên đường phố Mỹ đều được lắp đặt các hệ thống này trong năm 2014, HLDI ước tính rằng nó sẽ giúp giảm bớt 400.000 thương tích và 1 triệu vụ va chạm giao thông.
Tuy nhiên, không hề có chứng cứ chắc chắn nào cho thấy hệ thống giữ làn đường, một thứ mà mọi người thường tắt đi, có thể giúp giảm tai nạn giao thông. “Chúng tôi đã mong đợi nhiều lợi ích từ chúng, nhưng chúng tôi không hề thấy gì trên dữ liệu bảo hiểm”, ông Matt Moore, Phó chủ tịch HLDI, nói.
Ảnh minh họa
Cản trở lớn nhất ở đây chính là dữ liệu, vốn chỉ nhìn vào những vụ tai nạn đã được báo cáo. Nếu không có thông tin thời gian thực được gửi liên tục từ mọi chiếc xe, chúng ta sẽ không thể dám chắc rằng các tính năng hỗ trợ tài xế có hoạt động chuẩn, ngăn chặn các vụ tai nạn thật, hay thậm chí có được bật lên hay không.
Ông Moore cho rằng các hộp đen bên trong hầu hết các phương tiện thế hệ mới vốn được dùng để ghi lại những thông số như tốc độ hay góc đánh lái trước va chạm cần phải lưu trữ được một lượng thông tin lớn hơn nữa nếu như chúng ta muốn trả lời câu hỏi ở phía trên. Tuy nhiên, nếu những gì ông Moore nói là đúng, câu trả lời này có lẽ tốt nhất không nên có lời giải đáp.