Tesla với hoài bão về tương lai tự động hóa

| Thị trường
Xếp hạng 3.7 - 9 đánh giá

Kể từ đầu năm 2017, Telsa đã chính thức bước vào cuộc chạy đua mang tính lịch sử của ngành công nghiệp xe hơi. Đó là cuộc cách mạng mang tên tự động hóa.

Tesla với hoài bão về tương lai tự động hóa

Với doanh thu khổng lồ (ước tính khoảng 50 tỷ đô la Mỹ), Telsa đã vượt qua Ford và đang cạnh tranh gắt gao với General Motors. Theo kế hoạch, Model 3 của Telsa ra mắt chỉ sau 1 tháng đi vào sản xuất. Chính sự vượt trội đáng kể trong thời gian sản xuất, đã có không ít câu chuyện được đặt ra xoay quanh nỗ lực của tổ chức công đoàn tại nhà máy Fremont, California.

Theo báo cáo của Guardian, gần đây, một số công nhân của Telsa cho rằng, môi trường làm việc ở nhà máy rất nguy hiểm, tốc độ sản xuất và cách điều hành của giám đốc Elon Musk lại quá khắt khe. Dẫu biết rằng, ngành lắp ráp ô tô là chuyên ngành chủ yếu sử dụng kỹ thuật tự động hóa nhưng không ít công nhân vẫn phải lắp ráp máy bằng cách thủ công để đảm bảo yêu cầu chất lượng của sản phẩm. Chính vì thế, lao động được thuê vào những ngành này phải có nhiều sức lực va sự tập trung cao.

Thực tế cho thấy, việc sản xuất ô tô của Telsa khá hiệu quả nhưng lại chưa có bước nhảy vọt nào về công nghệ. Elon Musk lại luôn mong muốn có thể tạo nên một bước đột phá mới. Đó là lý do vì sao Elon Musk thúc giục và khá khắt khe trong công việc. Ông muốn thực hiện một mô hình sản xuất hoàn toàn tự động hóa, không có sự hỗ trợ của con người. Chính vì thế, ông đã quyết định mua lại Grohmann Engineering - một công ty của Đức chuyên về các quy trình tự động.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước khởi đầu. Năm ngoái, khi nói về “kế hoạch tổng thể, Part Deux” của mình, Musk đã vạch ra viễn cảnh một nhà máy “ngoài hành tinh”. Nó là một nhà máy cực kỳ tối tân, khác biệt hoàn toàn với những gì chúng ta thường thấy.

Vượt xa giới hạn tốc độ của con người

Tesla với hoài bão về tương lai tự động hóa

Theo mô hình của Musk, nhà máy lắp ráp ô tô của ông sẽ hoàn toàn tự động, robot sẽ làm tất cả mọi thứ, chỉ sử dụng một vài chuyên gia điều hành hệ thống. Nguyên liệu thô và ô tô hoàn thành sẽ được đưa vào bằng hệ thống cửa chuyên biệt. Thế mạnh của quy trình này chính là tốc độ vận hành vượt xa tốc độ của con người.

Nhiều người thắc mắc, liệu rằng “Telsa có muốn tiếp tục thuê nhân công lắp ráp ô tô ở California hay không?” Câu trả lời là không. Bởi, dù Musk đánh giá rất cao những cống hiến của lực lượng lao động với công ty, ông vẫn nghĩ lắp ráp tự động là điều cần thiết trong cuộc sống của con người.

Model Y là mẫu xe thể thao nhỏ gọn tiếp theo của Tesla. Được bết, đây là chiếc xe được kỳ vọng sẽ tiên phong cho cuộc thử nghiệp lắp ráp hoàn toàn bằng robot như dây chuyền công nghệ đã công bố.

Tuy nhiên, dù muốn hay không, máy móc không thể làm được mọi thứ. Điển hình, tại nhà máy của Ferrari ở Manranello (Italy), ô tô ở đây được lắp ráp bởi các hệ thống hoàn toàn tự động nhưng họ vẫn trọng dụng nhân công lao động. Hầu hết, máy móc ở Manranello đều được lắp ráp thủ công và đó là điều khách hàng muốn.

Do sản xuất thủ công nên lượng xe lắp ráp của Ferrari mỗi năm chỉ giới hạn khoảng 10.000 chiếc. Ngược lại, giá thành của nó lại khá cao từ 200.000 USD trở lên.

Khác với Ferrari, mục tiêu của Telsa vào năm 2020 là sản xuất được 1 triệu xe/năm. Chính vì thế, lắp ráp thủ công không thể giúp họ đạt được mục tiêu này.

Thời gian cho một bước nhảy vọt mới?

Tesla với hoài bão về tương lai tự động hóa

Model Y là bàn đạp thử nghiệm, là ván bài đặt cược đầy mạo hiểm cho hoài bão “tự động hóa” của Musk. Ta đều biết, tiến bộ lớn nhất trong sản xuất ô tô chính là “Hệ thống sản xuất Toyota”, mang tiêu chí "Lean" hoặc "Just in time" cho xe lắp ráp. Dù ban đầu không nhiều nhà sản xuất ô tô đồng ý với ý tưởng này, ở thời điểm hiện tại, chúng lại rất phổ biến. Vì thế, ta không thể phủ nhận lợi ích lớn mà tự động hóa mang lại.

Sự đồng thuận của ngành công nghiệp đã thể hiện rằng chúng ta sẽ tiếp tục được nhìn thấy sự sàng lọc tinh tế trong sản xuất Lean, nhờ vào cải tiến công nghệ tự động hóa. Nhưng không chuyển sang hình thức bán hàng tự động.

Như việc Musk không muốn chịu đựng 40.000 cái chết liên quan đến ô tô mỗi năm. Chính vì lẽ đó, ông muốn đưa công nghệ tự lái xe vào mỗi sản phẩm của Telsa để giảm thiểu con số trên. Ông không thích sự nguy hiểm của các nhà máy ô tô ở thế kỷ 20. Nên Robot và trí tuệ nhân tạo sẽ là giải pháp cho tất cả.

Kế hoạch này được xem là vô nhân đạo khi tước bỏ việc làm của hàng trăm ngàn lao động. Nhưng Musk thực hiện nó nhằm mục đích đưa con người ra khỏi quy trình sản xuất, bảo vệ họ khỏi sự nguy hiểm, giúp Telsa trở nên nhân đạo hơn. Liệu ông có thành công không?

Sẽ rất khó khăn để đạt được điều này, có thể sẽ mất nhiều thời gian. Nhưng nếu bạn nói 10 năm trước đây, một công ty xe điện khởi đầu với việc không bán được một chiếc xe nào, nhưng sẽ có doanh thu lớn như General Motors chỉ sau 10 năm, thì chắc chắn không ai cho rằng bạn đang nghiêm túc, vì điều đó là bất khả thi. Thành công nào cũng cần thời gian và sự nỗ lực. Và hãy cùng đón chào vị khách "ngoài hành tinh" của chúng ta trong thời gian tới, một nhà máy sản xuất xe hơi hoàn toàn bằng... robot.

SourceTinXe