Lần đầu tiên Audi A7 và A8 bị nêu tên vì gian lận khí thải

| Thị trường
Xếp hạng 4.1 - 9 đánh giá

Mới đây, hai mẫu xe sang là Audi A7 và A8 lần đầu tiên bị đưa vào danh sách những mẫu xe liên quan đến khủng hoảng gian lận khí thải động cơ diesel.

Tháng 9/2015, Volkswagen chính thức thừa nhận đã lắp đặt phần mềm gian lận cho 11 triệu xe ô tô chạy bằng động cơ diesel trên khắp thế giới. Sự kiện chấn động ngành công nghiệp ô tô này được gọi là Dieselgate. Volkswagen đã phải trả hơn 22 tỷ euro (23 tỷ USD) để đền bù tại Mỹ nhằm tránh phải ra hầu tòa. Tuy nhiên, uy tín của hãng xe Đức cũng đã bị "tụt dốc không phanh".

Con số trên mới chỉ là mở đầu cho "chuỗi đen đủi" mà hãng xe Đức phải gánh chịu khi vụ bê bối này đã liên quan từ hãng “mẹ” đến hãng “con” là Audi, tiếp tục chuỗi “đấu tố” gian lận, hết từ Mỹ sang Úc và nay là ở “quê nhà” nước Đức. Audi đã thừa nhận hãng có sử dụng phần mềm trên các mẫu xe của mình vào cuối năm 2016. Tuy nhiên, hãng cũng cho biết đã dừng việc này từ tháng 5/2016 và đình chỉ hàng loạt kỹ sư có liên quan.

Lần đầu tiên Audi A7 và A8 bị nêu tên vì gian lận khí thải Lần đầu tiên Audi A7 và A8 bị nêu tên vì gian lận khí thải

Hai dòng xe sang và A8 lần đầu tiên bị nêu tên vì

Động thái này cũng không giúp Audi thoát khỏi "bóng ma" Dieselgate. Mới đây, Audi đã bị Bộ Giao thông vận tải Đức buộc tội về việc sử dụng phần mềm gian lận khí thải trên 2 dòng xe cao cấp là A7 và A8. Đây được xem là lần đầu tiên sai phạm này liên quan đến bộ phận xe sang của Tập đoàn Volkswagen ngay tại Đức.

Theo báo cáo được công bố đã có khoảng 24.000 mẫu Audi A7 Audi A8 được sản xuất trong khoảng từ năm 2009 đến năm 2013 sở hữu động cơ diesel 3,0 lít có gắn thêm phần mềm có thể phát hiện xe chạy thử nghiệm để "tự động" hạn chế phát thải khí phù hợp. Tuy nhiên, khi sử dụng xe trong thực tế, chất thải gây ô nhiễm có thể tăng lên gấp đôi giới hạn pháp luật cho phép.

Hiện tại, theo cam kết của Audi thì hãng sẽ tiến hành sửa chữa sai phạm đến hết ngày 12/6/2017, đồng thời hoàn toàn tuân thủ theo điều tra của Bộ Giao thông Đức. Ngoài ra, theo thông tin từ Reuters, Matthias Mueller - giám đốc điều hành tập đoàn Volkswagen đã được yêu cầu xuất hiện tại trụ sở Bộ tại Berlin.

Hồi tháng 3/2017 vừa qua, văn phòng Audi cũng đã bị các quan chức Đức lục soát như một phần của cuộc điều tra hình sự về vụ bê bối động cơ diesel. CEO Audi, Rupert Stadler vào thời điểm đó đã nói với các phóng viên rằng ông có "sự quan tâm lớn nhất" trong việc giải quyết tình huống và nói thêm rằng Audi đã "hoàn toàn hợp tác với chính quyền".

SourceTinXe