Làm cách nào để tránh đạp nhầm chân ga với chân phanh khi lái ô tô?

| Thị trường
Xếp hạng 3.8 - 9 đánh giá

Gần đây những vụ tai nạn do đạp nhầm chân ga với chân phanh liên tiếp xảy ra, đặc biệt nghiêm trọng có thể kể đến như vụ nữ tài xế lái Mercedes gây tai nạn liên hoàn ở Mai Dịch, Hà Nội. Vậy trong những trương hợp như thế này, các tài xế phải làm gì?  

Làm cách nào để tránh đạp nhầm chân ga với chân phanh khi lái ô tô?

Như thông tin trên Báo An ninh Thủ đô đã đưa, sáng 9-4, tại khu vực ngã tư cầu vượt Mai Dịch (quận Cầu Giấy, Hà Nội), chiếc xe Mercedes mang BKS 30A-800.15 do nữ tài xế điều khiển di chuyển từ đường Phạm Văn Đồng hướng về đường Phạm Hùng, đến ngã tư dưới gầm cầu vượt Mai Dịch thì bất ngờ tăng tốc và đâm vào nhiều xe máy đang lưu thông. Vậy nguyên nhân khiến tài xế đạp nhầm chân chân chân phanh là gì và trong trường hợp đó phải làm thế nào?

Nguyên nhân nào khiến tài xế đạp nhầm chân ga?

Với tài xế đang chạy nhanh và muốn thúc ga nhanh để vượt, chuyên gia y tế cho biết, đó là lúc bàn chân phải rơi vào trạng thái tê ì. Thông thường khi đường không cần phanh nhiều, tài xế sẽ lười mà chỉ để chân ở ga, không thay đổi để chân có cảm giác, chính lúc đó chân bị tê ì. Khi bất ngờ, phản ứng đơn giản nhất lúc này là đạp tiếp mà không thể nhấc hoặc xoay chân sang bàn đạp phanh. 

Ngược lại, đối với tài xế đang chạy chậm hay lăn bánh không tải, đó là do kiểu ngộ nhận của thần kinh. Vì chân đang để ở phanh, nên lỡ có trường hợp bất ngờ xe lăn nhanh hơn, thần kinh có xu hướng hiểu rằng "chuyển sang bàn đạp khác sẽ giúp xe dừng". Suy luận này hình thành từ thói quen có điều kiện là khi xe đang chạy, chuyển từ chân ga sang phanh thì xe dừng, mà không xác định rõ chân nào là phanh, chân nào là ga. 

Những phản xạ và nguyên nhân trên đây, người mới lái xe dễ gặp hơn do chưa quen, dễ hoảng loạn. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là với tài xế kinh nghiệm thì điều này không xảy ra, theo VnExpress.

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông tài xế cần nhớ kỹ những hướng dẫn sau

Sử dụng giày đế phẳng thay vì giày cao gót

Làm cách nào để tránh đạp nhầm chân ga với chân phanh khi lái ô tô?

Phụ nữ là đối tượng thường hay gặp phải vấn đề này, có đến 80% số người tham gia khảo sát thừa nhận mang giày không đúng cách khi điều khiển ô tô. Và khoảng 40% trong số đó nói rằng họ mang giày cao gót trong lúc lái xe. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến việc lái xe mất an toàn.

Giày cao gót với phần đế mỏng, diện tích tiếp xúc với mặt sàn nhỏ khiến lực tác động ở phần đầu chân lên bàn đạp phanh, ga không tối ưu. Trong một số trường hợp, chân người lái có thể bị trượt khỏi bàn đạp. Trong những tình huống bất ngờ, người lái mất bình tĩnh có thể đạp nhầm chân ga thay vì phanh hoặc ngược lại.

Vì thế, tài xế khi điều khiển xe ô tô cần sử dụng giày đế mỏng, phẳng để thao tác tốt hơn với phanh, ga. Việc sử dụng chân trần để điều khiển xe cũng được khuyến cáo không nên, vì có thể khiến chân mỏi trong những hành trình xa. Nếu công việc khiến tài xế thường xuyên mang những loại giày chuyên dụng, giày cao gót, việc chuẩn bị một đôi giày đế phẳng trong ô tô là một giải pháp.

Tương tự với tài xế nam, không nên đi giày có đế quá giày, bởi khi đó sẽ khó cảm nhận độ đàn hồi, mức độ đạp ga, phanh. Nên mang giày đế mỏng, mềm để cảm nhận chân thật, dễ phản ứng hơn, báo Giao Thông cho hay.

Đặt vị trí chân đúng cách

Làm cách nào để tránh đạp nhầm chân ga với chân phanh khi lái ô tô?

Để không xảy ra tình trạng đạp nhầm chân ga thì tư thế ngồi lái cần chuẩn. Ngay khi vào xe, tài xế cần cân chỉnh ghế ngồi sao cho thoải mái nhất, dễ dàng điều khiển chân phanh, ga, phanh tay, cần số. Một tư thế ngồi thoải mái sẽ giúp đôi chân linh hoạt, không bị “cứng” khi xử lý các tình huống.

Tài xế cần giữ vững nguyên tắc gót chân không rời sàn xe, chỉ sử dụng chân phải để điều khiển ga và phanh. Lúc này, gót chân để ở vị trí thẳng hàng với bàn đạp phanh và chỉ sử dụng phần ức bàn chân qua lại giữa hai chức năng này. Việc giữ vững gót bàn chân dưới sàn giúp vị trí của chân luôn đúng, tránh tình trạng đặt nhầm và đặc biệt là có thể dễ dàng điều chỉnh lực ga hay lực phanh.

Dừng xe, về số N hoặc P

Làm cách nào để tránh đạp nhầm chân ga với chân phanh khi lái ô tô?

Trong trường hợp chỉ tạm dừng xe (chờ đèn đỏ, hỏi đường) thì chuyển về N và kéo phanh tay. Việc kéo phanh tay không bao giờ thừa thãi vì nó giúp chân bạn thư giãn, chỉ cần đặt hờ lên phanh trong thời gian ngắn và đảm bảo xe không bị trôi trên địa hình dốc nhẹ. Khi dừng xe lâu, ở vị trí an toàn thì tài xế nên chuyển về số P và kéo phanh tay.

Sở dĩ nên tuân theo nguyên tắc này vì nếu để nguyên số ở vị trí D, chỉ cần người lái bị giật mình bởi tiếng động lạ, bị tác động bởi sự cố bất thường là có nguy cơ đạp ngay sang chân ga dẫn đến xe mất kiểm soát và dễ gây ra liên hoàn.

Rời chân ga - rà chân phanh

Làm cách nào để tránh đạp nhầm chân ga với chân phanh khi lái ô tô?

Các lái xe nên giữ thói quen "rời chân ga - rà chân phanh" - có nghĩa là ngay khi nhấc chân phải khỏi chân ga thì ngay lập tức xoay chân phải sang chân phanh để hình thành thói quen luôn sẵn sàng phanh trong mọi tình huống. Hành động này nên được tập thành thói quen ngay cả khi không có tình huống nguy hiểm vì nó giúp tài xế luôn trong tình trạng sẵn sàng phanh, thay vì nhấn ga.

Nhớ kỹ: Nhấc chân ra khỏi chân ga ngay lập tức chuyển sang chân phanh để tạo thói quen kiểm soát tốc độ của xe.

Giữ tinh thần tỉnh táo

Làm cách nào để tránh đạp nhầm chân ga với chân phanh khi lái ô tô?

Dù kỹ năng lái xe của bạn tốt đến đâu nhưng khi cơn buồn ngủ ập đến, hoặc tinh thần bị ảnh hưởng xấu bởi chất kích thích, việc lái xe luôn tiềm ẩn những nguy cơ thiếu an toàn. Hãy ngủ đầy giấc trước mỗi hành trình xa, ngừng lái mỗi bốn tiếng để cơ thể thư giãn và tuyệt đối không dùng chất kích thích như rượu, bia, ma túy.

Bá Nam (ANTĐ)

SourceXeHay