Đưa văn hóa giao thông gắn với đời sống
Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là một trong những trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước, là đầu mối giao thông lớn trong vùng kinh tế phía Nam, chính vì vậy đã thu hút đông đảo công nhân, người lao động về đây làm việc. Áp lực về dân số khiến công tác
Lực lượng CSGT TP Biên Hòa thực hiện nhiệm vụ tại ngã 4 ICD Tân Cảng, đường Bùi Văn Hòa - điểm “nóng” về ùn tắc Giao Thông
- PV: Ngoài áp lực về dân số, đồng chí có thể cho biết những yếu tố nào đã và đang gây ra những khó khăn đối với công tác của lực lượng CSGT TP Biên Hòa?
- Trung tá Văn Quang Hải: Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của TP Biên Hòa chưa phát triển phù hợp với số lượng phương tiện gia tăng đột biến như hiện nay, nhất là phương tiện xe gắn máy. Đa số đường hiện hữu trong TP Biên Hòa là những đường đã có sẵn từ trước đường hai chiều, mặt đường hẹp nên vào những giờ cao điểm khi lưu lượng xe đông thường xảy ra lấn tuyến dễ gây ùn tắc và tai nạn giao thông.
Dọc các tuyến đường cư dân tập trung đông đúc, trong đó có nhiều công sở, trường học khiến công tác nâng cấp mở rộng mạng lưới giao thông cũng như công tác đảm bảo TTATGT gặp nhiều khó khăn. Một số tuyến đường đang trong quá trình thi công cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình lưu thông của phương tiện.
Đặc biệt, từ đầu năm 2016 đến nay, trên địa bàn diễn ra nhiều sự kiện chính trị, lịch sử quan trọng nên công tác đảm bảo TTATGT được đặt ra với yêu cầu cao, nhiệm vụ phức tạp và khó khăn hơn. Đội CSGT Công an TP Biên Hòa đã tích cực triển khai, thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp trọng tâm trong công tác đảm bảo TTATGT.
Vì vậy, tình hình TTATGT có chuyển biến tích cực hơn so với năm ngoái, tai nạn giao thông giảm trên cả 3 mặt (số vụ, số người chết và số người bị thương). Tuy nhiên tại một số tuyến đường vẫn diễn ra tình trạng thanh niên tụ tập sử dụng xe mô tô phóng nhanh, lạng lách, đánh võng...
- Được biết, để đạt được kết quả như vậy, Đội CSGT TP Biên Hòa đã thực hiện nghiêm túc công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT cho người dân. Công tác này đã được triển khai cụ thể ra sao?
- Thời gian qua, chúng tôi đã tổ chức tuyên truyền tại các trường học, cơ quan doanh nghiệp và các cụm dân cư trong 73 buổi với 23.769 lượt người tham gia. Lồng ghép nội dung, yêu cầu người dân chấp hành nghiêm Luật Giao thông, không điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi uống rượu, bia, thực hiện tốt Văn Hóa giao thông vào các buổi sinh hoạt tại các tổ dân phố.
Qua đó, đưa văn hóa giao thông vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Xây dựng xã, phường lành mạnh giảm các tệ nạn xã hội”. Đội CSGT TP Biên Hòa cũng đã tổ chức Lễ ra quân tuyên truyền “Năm an toàn giao thông 2016” với sự tham gia diễu hành 500 người, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội trong việc tuân thủ các quy định về ATGT, xây dựng văn hóa giao thông tại cộng đồng.
Để tạo hiệu ứng mạn mẽ, chúng tôi cũng thông tin về những vụ việc tai nạn giao thông có nguyên nhân do người điều khiển phương tiện vi phạm các quy định về TTATGT gây hậu quả nghiêm trọng tại phòng tiếp dân của CATP.
Qua công tác xử lý vi phạm TTATGT, CATP Biên Hòa đã tổ chức tuyên truyền cho 41.670 trường hợp vi phạm TTATGT. Ngoài ra trong quá trình tuần tra kiểm soát trên tuyến giao thông, lực lượng tuần tra đã tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở 3.765 trường hợp vi phạm Luật Giao thông.
- Để chuẩn bị cho đợt cao điểm cuối năm của ngành Giao thông, Đội CSGT TP Biên Hòa đã có những phương hướng, kế hoạch gì nhằm đảm bảo tình hình TTATGT?
- Thời gian tới, Đội CSGT TP Biên Hòa sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chủ đề “Năm an toàn giao thông 2016”, tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả về chấn chỉnh và xử lý triệt để tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm hàng quá tải trọng cho phép.
Tăng cường công tác tuyên truyền các quy định về TTATGT, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa nhằm nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.
Đồng thời, Đội CSGT TP Biên Hòa sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các “điểm đen” tai nạn giao thông, các điểm mất ATGT trên các tuyến đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, góp phần phòng ngừa tai nạn giao thông, phấn đấu giảm từ 5% đến 10% số vụ, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông, giảm tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng so với năm 2015.
Cùng với đó, chúng tôi cũng sẽ tăng cường công tác tuần tra kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm TTATGT trên các tuyến đường thuộc quyền quản lý, nhất là các lỗi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông.
Tiếp tục phối hợp với Thanh tra giao thông kiên quyết kiểm tra, xử lý và đi đến chấm dứt vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép; tiếp tục thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang ATGT đường bộ, đường sắt; chủ động phối hợp với ngành Đường sắt lập kế hoạch và lộ trình cụ thể để xóa bỏ đường ngang trái phép…
PV (ANTĐ)