Các vệ tinh “made in Viet Nam” sắp được phóng lên vũ trụ

| Thị trường
Xếp hạng 3.8 - 9 đánh giá

Sau thành công của PicoDragon, ngày 7/5/2013, tại bãi phóng Kourou ở Guiana (Pháp), tên lửa đẩy Vega đã đưa vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1 cùng 2 vệ tinh khác lên quỹ đạo. Dự kiến, hàng loạt vệ tinh sẽ được đưa vào sản xuất và phóng lê

Với việc đầu tư bài bản và tầm nhìn chiến lược, Việt Nam đang từng bước đi vào cuộc đua chiếm lĩnh không gian, đưa vị thế của mình từ số 0 lên ngôi đầu Đông Nam Á.

Theo lộ trình đạt mục tiêu tự sản xuất ” đến năm 2020, VNSC đã triển khai một số dự án thiết kế và phát triển các vệ tinh quan sát trái đất.

Vệ tinh “made in Viet Nam” đầu tiên được đưa lên quỹ đạo là PicoDragon vào năm 2013. Toàn bộ các bước trong quá trình phát triển vệ tinh, từ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tích hợp, đến thử nghiệm,… đều được thực hiện tại Việt Nam. Nhiệm vụ của vệ tinh là chụp ảnh trái đất, đo đạc một số thông số và môi trường vũ trụ và thử nghiệm liên lạc với trái đất.

Các vệ tinh “made in Viet Nam” sắp được phóng lên vũ trụ​Theo Phó Giám đốc Trung tâm Vệ tinh quốc gia (VNSC) Vũ Việt Phương, công nghệ vũ trụ là lĩnh vực công nghệ cao, tích hợp nhiều ngành công nghệ khác nhau tạo ra lợi ích kinh tế lớn và thúc đẩy các ngành công nghệ khác phát triển.

Đối với Việt Nam, công nghệ vũ trụ mang lại lợi ích thiết thực như: Gia tăng năng lực dự đoán, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, quản lý và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên, thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông và truyền hình vệ tinh, bảo vệ chủ quyền đất nước…

Hiện tại, dự án vệ tinh NanoDragon đang được thực hiện bởi đội ngũ 100% các kỹ sư và chuyên gia của VNSC. NanoDragon có trọng lượng khoảng 6 kg,  dự kiến sẽ được phóng lên quỹ đạo vào năm 2019. Vệ tinh này có nhiệm vụ hỗ trợ, mang cao hiệu quả làm việc của hệ thống nhận dạng tự động tàu thủy, giám sát các tàu cá.

Một dự án đang triển khai nữa là phát triển vệ tinh MicroDragon có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, dự báo những vùng nước thích hợp nhất cho việc nuôi trồng thủy sản. Vệ tinh đang trong giai đoạn tích hợp và sẽ được hoàn thành vào tháng 9/2017, dự kiến đầu năm 2018 sẽ được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa Epsilon của Nhật Bản.

Đầu năm 2017, dự án vệ tinh quan sát trái đất với cảm biến radar LOTUSat-1 và 2 sẽ được sản xuất. LOTUSat-1 sẽ do Nhật Bản chế tạo với sự tham gia của các kỹ sư Việt Nam. LOTUSat-2 sẽ được các kỹ sư của VNSC lắp ráp và thử nghiệm tại Trung tâm Lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh tại Hòa Lạc, đánh dấu khả năng tự phát triển vệ tinh quan sát trái đất của Việt Nam.

Hệ thống vệ tinh LOTUSat-1 và 2 sẽ bảo đảm việc quan sát trái đất trong trường hợp thảm họa khẩn cấp với mọi điều kiện thời tiết khí hậu; xây dựng và xử lý các dữ liệu vệ tinh phục vụ giám sát và cảnh báo sớm thiên tai, các thảm họa môi trường…

Hải Yến (Tuoitrethudo)

SourceXeHay