Nhà máy ôtô "made in Việt Nam" ở Hà Nội "đắp chiếu"
Nhà máy của Công ty cổ phần ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki) có số vốn đầu tư 1.650 tỷ đồng tại Mê Linh (Hà Nội) có nguy cơ trở thành đống phế liệu sau nhiều năm ngừng hoạt động.
Đầu năm 2004, Nhà máy ôtô Vinaxuki khởi công tại huyện Mê Linh (Hà Nội), khánh thành tháng 8/2005. Toàn khuôn viên rộng 12 ha, công suất 20.000 xe/năm. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2013 nhà máy đóng cửa do gặp khó khăn về tài chính.
Trước đây nhà máy hoạt động rất hiệu quả, trong các năm 2006, 2007, 2008 Vinaxuki đã Sản Xuất trên 20 dòng xe tải với tỷ lệ nội địa hóa đạt 27% và 3 dòng xe con với tỷ lệ nội địa hóa đạt 5%. Những năm đó Vinaxuki đều có lãi.
Từ năm 2009 - 2011, nhà máy làm ăn ổn định, thu nhập của công nhân được cải thiện. Đến năm 2012, Vinaxuki lần đầu tiên bị lỗ 45 tỷ đồng, không có tiền trả nợ vốn vay cho các ngân hàng.
Khó khăn tiếp theo là trong các năm 2012 - 2013, các ngân hàng đồng loạt cắt, không cho vay vốn lưu động. Ông chủ Vinaxuki đã phải bán cả nhà ở, vét từng đồng trả nợ lãi ngân hàng, mong được tái cơ cấu để vay vốn lưu động. Từ đó, nhà máy không còn tiền để trả lương người lao động, không còn tiền để mua nguyên liệu, các dây chuyền sản xuất dần dần ngừng hoạt động ở Thanh Hóa, Mê Linh, Đắc Nông.
Phụ tùng ôtô đắp chiếu, nằm ngổn ngang trong kho tại nhà máy Mê Linh.
Một số xe đang lắp ráp dở rồi để đấy
Khu nhà máy sản xuất ôtô con đóng cửa từ năm 2013. Ông Bùi Ngọc Huyên cho biết chỉ còn 24 công nhân đang làm việc tại hai nhà máy ở Thanh Hóa và Mê Linh. Công việc của họ chủ yếu là trông coi và dọn dẹp
Còn đây là khu sản xuất, lắp ráp các loại xe tải ngừng hoạt động từ nhiều năm nay
Cây xăng nằm trong khuôn viên nhà máy cung cấp nhiên liệu cho công nhân viên, thiết bị ôtô, máy móc của nhà xưởng cũng đìu hiu không kém
Nhiều đồ đạc tại xưởng lắp ráp vứt chỏng chơ một góc
Thiết bị máy móc khác cũng chung tình trạng
Chiếc ôtô được ông Huyên rất tâm huyết và đặt tên "Duyên dáng Việt Nam - Viet Nam Graceful" bụi phủ dầy khắp nơi do lâu không hoạt động
Đây là chiếc xe 4 chỗ ngỗi, nhìn xa cũng khá bắt mắt, nhưng nội thất chưa có gì nhiều, ngoài động cơ, hộp số, phanh đủ để di chuyển được. Vẫn còn thiếu hàng ghế sau và còn hàng loạt bộ phận thiếu khác như cách âm, chốt mở cửa, điều hòa, DVD, loa, đèn...
Khu nhà ăn của chuyên gia, công nhân.
Tại đây, các mảnh vỡ tôn bay khắp nơi do cơn bão số 3 vừa qua gây ra
Một căng tin ngừng hoạt động 4 năm nay
Bát đũa bụi phủ dày do không được rửa
Khu nhà này trước đây được xây dựng cho 10 chuyên gia Nhật Bản ở để giúp sản xuất chiếc ôtô cá nhân đầu tiên gắn mác “Made in Vietnam”. Nhưng nhiều năm qua, công ty phải dừng sản xuất. Các chuyên gia cũng về hết.
Bụi bám đầy sàn khu nhà ở của chuyên gia
Khu hành chính, nhân sự, đón tiếp khách đóng cửa im lìm
Theo Zing