Từ Vô lăng vàng đến PVOIL VOC 2019 (P2): Đổi tên, nâng tầm giải đấu Vietnam Offroad Cup

| Thị trường
Xếp hạng 4.3 - 9 đánh giá

Bắt đầu từ năm 2010, giải "Vô lăng vàng" được chính thức đổi tên thành Vietnam Offroad Cup (VOC). Từ đây, giải đấu không chỉ dừng lại là một hoạt động nội bộ trong diễn đàn Otofun mà trở thành một phong trào mang tính xã hội.

Năm 2010, cuộc thi Vô lăng vàng chính thức được đổi tên. Ban tổ chức VOC cho biết: "Cái tên “Vô lăng vàng” khiến cho cuộc thi chỉ dừng lại ở một hoạt động nội bộ trong diễn đàn Otofun, trong khi chúng tôi kỳ vọng nâng cao hoạt động này thành phong trào mang tính xã hội."

Việc đổi tên giải Vô lăng vàng được xác định là vô cùng cấp thiết và từ năm 2010, đã chính thức thay thế cho tên gọi “Vô lăng vàng”.

Vietnam Offroad Cup 2010 (VOC)

Bên cạnh việc đổi tên, VOC 2010 cũng chứng kiến nhiều sự thay đổi như: Đây là năm đầu tiên cuộc thi được Tổng cục Thể dục Thể thao công nhận với tên gọi Hội thi Kỹ năng Lái xe Địa hình Việt Nam; Là năm đầu tiên có sự tham gia của các đội thi đến từ các câu lac bộ trong Nam. Đồng thời, sau vòng loại và vòng thi đấu chính thức những tay lái xuất sắc nhất VOC 2010 đã đại diện cho Việt Nam tham gia giải đấu Rain Forest Challenge được tổ chức tại Malaysia - Đây là một bước tiến rất lớn đánh dấu lần đầu tiên phong trào offroad của Việt Nam vượt ra khỏi lãnh thổ quốc gia vươn ra sân chơi Quốc tế, tạo tiền đề cho những thay đổi của VOC các mùa sau.

Từ Vô lăng vàng đến PVOIL VOC 2019 (P2): Đổi tên, nâng tầm giải đấu Vietnam Offroad Cup
Từ năm 2010, giải đấu “Vô lăng vàng”  chính thức được đổi tên thành Vietnam Offroad Cup (VOC)
Từ Vô lăng vàng đến PVOIL VOC 2019 (P2): Đổi tên, nâng tầm giải đấu Vietnam Offroad Cup
Đây cũng là năm đầu tiên Tổng cục Thể dục Thể thao công nhận Vietnam Offroad Cup với tên gọi Hội thi Kỹ năng Lái xe Địa hình Việt Nam
Từ Vô lăng vàng đến PVOIL VOC 2019 (P2): Đổi tên, nâng tầm giải đấu Vietnam Offroad Cup
VOC 2010 có sự tham gia của các đội thi đến từ các câu lac bộ trong Nam
Từ Vô lăng vàng đến PVOIL VOC 2019 (P2): Đổi tên, nâng tầm giải đấu Vietnam Offroad Cup
Những tay lái xuất sắc nhất VOC 2010  sau đó đã đại diện cho Việt Nam tham gia giải đấu Rain Forest Challenge (Malaysia)

VOC 2010 được chia làm 3 hạng thi đấu: Cơ bản, Bán chuyên nghiệp và Chuyên nghiệp. Tuy nhiên, vào phút cuối do nhiều nguyên nhân khách quan Ban tổ chức giải đã phải hủy bỏ nội dung thi đấu của hạng Chuyên nghiệp.

Kết quả chung cuộc: Ở hạng thi Cơ bản dành cho các loại xe nguyên bản, tay lái Nguyễn Mạnh Thắng cùng đội Hạ Long đã xuất sắc giành giải nhất, tay lái về nhì là Nguyễn Thanh Hải (Hải Kar), đội đua của Tạp chí Autovina cán đích ở vị trí thứ 3.

Ở hạng Bán chuyên, tay lái Vũ Đỗ Hiếu cùng đội đua HuyLinh Auto đoạt giải nhất, tay lái Vũ Hoài Nam về nhì cùng giải thưởng Tay lái kỹ thuật nhất. Giành được nhiều cảm tình nhất của khán giả cũng như sự nể phục của các vận động viên là đội đua Saigon VW với tay lái Nguyễn Đình Đạt (55 tuổi), đoạt giải Đội thi hay nhất.

Vietnam Offroad Cup 2011

Bước sang mùa giải Vietnam Offroad Cup 2011, Ban tổ chức VOC chủ trương tiếp tục mở rộng quy mô thi đấu, tạo điều kiện cho các đội đua từ khắp mọi miền Tổ quốc về tham gia. Chính vì thế, VOC 2011 đánh dấu một mùa giải có số đội tham gia kỉ lục (40 đội), chất lượng VĐV cũng được đánh giá chuyên nghiệp hơn hẳn các mùa trước.

Từ Vô lăng vàng đến PVOIL VOC 2019 (P2): Đổi tên, nâng tầm giải đấu Vietnam Offroad Cup
VOC 2011 đánh dấu một mùa giải có số đội tham gia kỉ lục (40 đội)
Từ Vô lăng vàng đến PVOIL VOC 2019 (P2): Đổi tên, nâng tầm giải đấu Vietnam Offroad Cup
Chất lượng VĐV  tại giải đấu VOC 2011 cũng được đánh giá là chuyên nghiệp hơn hẳn các mùa thi trước
Từ Vô lăng vàng đến PVOIL VOC 2019 (P2): Đổi tên, nâng tầm giải đấu Vietnam Offroad Cup
VOC 2011 cũng là năm xuất hiện sự tham gia của các đấu thủ đến từ nước bạn.

Các hạng đấu tại Vietnam Offroad Cup 2011 tiếp tục được chia theo: Hạng cơ bản, Bán chuyên và Chuyên nghiệp. Tuy nhiên, so với VOC 2010, giải đấu VOC 2011 có cơ cấu tính điểm mới, bài thi được tách làm nhiều phần không chỉ trên một đường thi duy nhất, số điểm của các đội được tính bằng tổng điểm từng phần thi. VOC 2011 cũng là năm xuất hiện sự tham gia của các đấu thủ đến từ nước bạn Lào.

Tại VOC 2011 có sự tập hợp đầy đủ của các "xế hộp" việt dã nổi tiếng như Toyota Hilux, Mitsubishi Triton, Jeep, Land Rover Defender… Trong ngày thi đấu đầu tiên, trời đổ mưa tầm tã biến đường đua trở thành những bãi bùn khổng lồ - tạo ra một liều thuốc thử cực mạnh cho các tay đua có niềm đam mê chinh phục thử thách.

Từ Vô lăng vàng đến PVOIL VOC 2019 (P2): Đổi tên, nâng tầm giải đấu Vietnam Offroad Cup
Trong ngày thi đấu đầu tiên, trời đổ mưa tầm tã biến đường đua trở thành những bãi bùn khổng lồ
Từ Vô lăng vàng đến PVOIL VOC 2019 (P2): Đổi tên, nâng tầm giải đấu Vietnam Offroad Cup
Điều kiện thời tiết khắc nghiệt, địa hình lầy lội không ngăn được tinh thần thi đấu của các VĐV
Từ Vô lăng vàng đến PVOIL VOC 2019 (P2): Đổi tên, nâng tầm giải đấu Vietnam Offroad Cup

Tinh thần thi đấu vẫn rực sáng trong đêm tối...

Kết quả cuối cùng, ở hạng Cơ Bản đội Bơ Vơ Club đã giảnh giải Nhất. Xếp hạng nhì và ba là các đội thi Offroad Sài Gòn và Tuandong Willys.

Ở hạng Bán Chuyên Nghiệp, hai đội Đánh bật bóng đêm và Dứa Giác Đấu đến từ các chi hội OTOFUN tại Hà Nội cùng chia nhau 2 vị trí đầu bảng. VOC 2011 cũng chứng kiến sự lên ngôi của dòng xe bán tải mới nổi vào thời điểm bấy giờ - Mitsubishi Triton khi đội chơi đến từ câu lạc bộ Triton Việt Nam - TVC1 giành vị trí thứ ba chung cuộc.

Hạng Chuyên Nghiệp chứng kiến những màn so tài hết sức gay cấn và kịch tính trên những địa hình gập ghềnh, hiểm trở. Đây cũng là hạng thi được nhiều khán giả chờ đợi. Đội chơi OTOFUN Offroad team đã xuất sắc giành vị trí đầu bảng. Hai đội chơi Huylinh Auto và ORV Offroad.vn cùng có chung số điểm nhưng xét về thời gian, Huylinh Auto về đích sớm hơn nên chiếm vị trí thứ hai.

Vietnam Offroad Cup 2012

Năm 2012, quy mô của giải VOC tiếp tục nâng lên một tầm cao mới khi Bộ Văn hóa thể thao du lịch, Tổng cục Thể dục Thể thao công nhận và cấp phép chính thức cho cuộc thi dưới tên gọi Giải đua Ô tô địa hình Việt Nam. Giải đua Ô tô địa hình Việt Nam - VOC 2012 còn có sự thay đổi đó là được phân thành 3 hạng: Trải nghiệm (1 đường), Cơ bản (5 đường) và Chuyên nghiệp (6 đường).

Về số lượng, các đội thi đấu tại VOC 2012 nhảy vọt từ 40 đội lên 60 đội: Hạng Trải nghiệm (15 đội), Cơ bản (25 đội) và Chuyên nghiệp (20 đội). Ngoài ra, đây cũng là năm có sự xuất hiện của các trọng tài đến từ các cơ quan quản lý nhà nước – Tổng cục Thể dục thể thao; của vận động viên nữ duy nhất - Ngô Thu Lý.

Từ Vô lăng vàng đến PVOIL VOC 2019 (P2): Đổi tên, nâng tầm giải đấu Vietnam Offroad Cup
Giải đua Ô tô địa hình Việt Nam - VOC 2012  có số lượng đội thi nhảy vọt từ 40 đội lên 60 đội
Từ Vô lăng vàng đến PVOIL VOC 2019 (P2): Đổi tên, nâng tầm giải đấu Vietnam Offroad Cup

Có sự xuất hiện của các trọng tài đến từ các cơ quan quản lý nhà nước – Tổng cục Thể dục thể thao

Từ Vô lăng vàng đến PVOIL VOC 2019 (P2): Đổi tên, nâng tầm giải đấu Vietnam Offroad Cup
VOC 2012  cũng là năm đầu tiên có VĐV nữ tham gia thi đấu
Từ Vô lăng vàng đến PVOIL VOC 2019 (P2): Đổi tên, nâng tầm giải đấu Vietnam Offroad Cup
Cuộc đua diễn ra sôi động, gay cấn với nhiều màn vượt chướng ngại vật...

Cuộc đua diễn ra sôi động, gay cấn với nhiều màn vượt chướng ngại vật: Vượt qua dốc dựng đứng 45 độ; đi trong đường bùn lầy, gồ ghề; bắc cầu gỗ vượt qua hào sâu... đòi hỏi các tay đua phải có kĩ năng tốt và cực kì điêu luyện.

Ở hạng Chuyên nghiệp, hai đội Offroad Club 2 và Offroad Club 6 chia nhau hai vị trí dẫn đầu. Trong khi đó, đội đua Nanotoy của tay đua Hưng Noza về thứ ba. Ngoài ra, Ban tổ chức cũng trao hai giải phụ là Đội thi đấu ấn tượng nhất cho đội Vulcan 4x4 và giải Tinh thần đồng đội cho Vit Club.

(Còn tiếp...)

SourceNews otoFun