Ấn Độ đẩy nhanh các thỏa thuận quốc phòng, trong đó có S-400

| Thị trường
Xếp hạng 3.9 - 9 đánh giá

Phiên họp sắp tới của Hội đồng mua sắm quốc phòng Ấn Độ dự kiến sẽ xem xét lần cuối một số thỏa thuận quốc phòng quan trọng vốn chưa được định đoạt rõ ràng do một số vấn đề liên quan.

Hội đồng mua sắm (DAC) do Bộ trưởng Quốc phòng Manohar Parrikar đứng đầu sẽ có cuộc thảo luận mang tính quyết định về các dự án trị giá hơn 15 tỷ USD vào ngày 25-6 tới. Nổi bật trong chương trình nghị sự là kế hoạch mua các hệ thống phòng không S-400 do Nga chế tạo và máy bay không người lái.

Các nguồn tin quân sự nước này từng cho rằng, muốn đẩy nhanh các chương trình mua sắm quan trọng này do một số dự án đã bị trì hoãn quá lâu.

Ấn Độ đẩy nhanh các thỏa thuận quốc phòng, trong đó có S-400

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga được biên chế tại khu vực Moscow

Hồi tháng 4 vừa qua, Nga đã chính thức đề xuất cung cấp cho Ấn Độ các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400. DAC đã không tổ chức một cuộc họp nào trong 3 tháng vừa qua, nhưng hồi tháng 5-2016, Bộ trưởng Parrika bóng gió tại quốc hội rằng, kế hoạch mua sắm này sẽ sớm được thực hiện.

"5 đơn vị tên lửa phòng không tầm xa S-400 có kế hoạch sẽ được biên chế trong không quân Ấn Độ trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022", ông Parrika khẳng định.

Trong phiên họp hôm 17-12-2015, DAC đã phê chuẩn thỏa thuận mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf, cùng tên lửa và các thiết bị kèm theo trị giá ước tính 6 tỷ USD.

Trong cuộc họp tới, các chi tiết quan trọng về thỏa thuận này như thư chấp nhận sẽ được đưa ra thảo luận.

UAV Heron TP vũ trang của Israel cũng là một chương trình mua sắm quan trọng khác vẫn chưa được ký kết sau nhiều tháng được DAC phê chuẩn. Loại bỏ những rào cản trong việc biên chế phiên bản hải quân của hệ thống tên lửa phòng không tầm xa Barak 8 cũng nằm trong chương trình nghị sự của cuộc họp DAC này.

Đối với lục quân, DAC có thể sẽ phê chuẩn kế hoạch sản xuất hàng loạt pháo Dhanush phát triển trong nước sau nhiều lần thử nghiệm thành công. Số phận của dòng pháo dã chiến siêu nhẹ M777 do Mỹ chế tạo cũng sẽ được DAC quyết định trong phiên họp tới.

Đức Hùng (ANTĐ)

SourceXeHay