Ôtô quá hạn bảo dưỡng có nên chạy tiếp?

| Kinh nghiệm
Xếp hạng 4.1 - 9 đánh giá

Hầu hết các hãng khuyên không nên sử dụng khi xe đến hạn bảo dưỡng mà chưa được bảo dưỡng, nếu bắt buộc, có thể chạy nhưng không quá 10% mốc cũ.

Hầu hết các hãng khuyên không nên sử dụng khi xe đến hạn bảo dưỡng mà chưa được bảo dưỡng, nếu bắt buộc, có thể chạy nhưng không quá 10% mốc cũ.

Khi phải giãn cách xã hội dài ngày, nhiều chủ xe bị quá hạn bảo dưỡng vì các đại lý, garage đóng cửa. Tuy vậy, vì nhu cầu vẫn sử dụng xe hàng ngày, nhiều tài xế đặt ra câu hỏi, nếu tiếp tục sử dụng xe mà chưa bảo dưỡng định kỳ thì có vấn đề gì không.

Đa số các hãng xe ở Việt Nam đều khuyến cáo chủ xe không nên sử dụng xe khi đến kỳ bảo dưỡng mà chưa kịp làm dịch vụ, nhưng cũng có ngoại lệ. Cụ thể như dưới đây:

Hyundai khuyến cáo khách hàng không sử dụng xe khi đã quá hạn bảo dưỡng vì có thể ảnh hưởng tới vận hành và bảo hành của xe.

Ôtô quá hạn bảo dưỡng có nên chạy tiếp?

Hình ảnh bảo dưỡng xe thường ngày tại một đại lý Hyundai khu vực Hà Nội. Ảnh: Quang Long

Hiện tại Ford đang thực hiện bảo dưỡng đúng và đủ định kỳ (mỗi 10.000 km hoặc 6 tháng tùy theo điều kiện nào đến trước) là yếu tố nhằm đảm bảo vận hành an toàn và kéo dài tuổi thọ của xe.

Đối với trường hợp đặc biệt phải vận hành xe trong giai đoạn này mà thời hạn tính từ lần bảo dưỡng gần nhất là 6 tháng nhưng chỉ số km chưa đến 10.000 km, chủ xe có thể tiếp tục sử dụng tối đa đến 10.000 km hoặc 9 tháng tùy theo điều kiện nào đến trước.

Mitsubishi đưa ra lời khuyên khách hàng nên tuân thủ tuyệt đối chỉ thị giãn cách xã hội, nếu có trường hợp có xảy ra lỗi kỹ thuật hoặc đến kỳ bảo dưỡng, chủ xe buộc phải đợi cho đến khi các đại lý của hãng được phép hoạt động lại theo quy định.

Honda cũng khuyến cáo khách hàng hạn chế di chuyển bằng phương tiện đã quá thời gian bảo dưỡng định kỳ để phòng tránh những rủi ro phát sinh.

Khi hết hiệu lực giãn cách xã hội, đại lý hoạt động trở lại, khách hàng nên đưa xe đến cơ sở chính hãng gần nhất, để kỹ thuật viên đánh giá dựa theo tình trạng thực tế của xe để đưa ra phương án bảo dưỡng phù hợp.

Hầu hết các hãng đều hỗ trợ tư vấn cách sử dụng xe thông qua hotline.

Đối với các hãng xe cao cấp như Mercedes, hãng vẫn duy trì hoạt động một phần xưởng dịch vụ hoặc tổ chức xe sửa chữa lưu động nếu có khách yêu cầu. Tuy nhiên hoạt động này sẽ bị dừng theo yêu cầu của chính quyền tại từng khu vực giãn cách.

Hãng xe Thụy Điển Volvo ngoài hỗ trợ khách hàng thông qua số hotline hãng còn có cố vấn dịch vụ đến tận nhà lấy xe cho khách đến xưởng hoặc sửa chữa tại chỗ với những vấn đề đơn giản hơn.

Ôtô quá hạn bảo dưỡng có nên chạy tiếp?

Một số đèn cảnh báo cho biết xe đang gặp sự cố. Ảnh: Huy Mạnh

Một số kỹ thuật viên cho biết, xe được tính toán mức và hạn bảo dưỡng thường trước giới hạn an toàn, kỹ thuật của xe. Nên khi xe di chuyển quá định mức bảo dưỡng vẫn có thể được. Tuy nhiên, chủ xe cần căn cứ vào tình trạng xe, cung đường và số km cần di chuyển để đưa ra phương án phù hợp. Các chuyên gia cho rằng chủ xe vẫn có thể di chuyển thêm không quá 10% hoặc 20% số km thực tế.

Việc di chuyển khi quá km cần bảo dưỡng có thể ảnh hưởng độ bền vật liệu, bảo hành và một số yếu tố liên quan đến chất lượng xe. Các chuyên gia cũng cho biết không nên di chuyển xe trong ba trường hợp, có nổi đèn báo bất thường trên bảng đồng hồ, hệ thống ga, phanh có trục trặc hoặc hệ thống dẫn động, dẫn hướng thiếu chính xác.

Ngoài các lời khuyên về số bảo dưỡng, đa số các hãng xe thường khuyến cáo khách hàng về những lưu ý khi để xe một chỗ lâu không di chuyển. Mặc dù dừng hoạt động, đa số các đại lý vẫn có nhân viên bảo vệ hoặc trực đề phòng cháy nổ, vì thế khi xe gặp tai nạn, sự cố không thể di chuyển, khách hàng vẫn có thể chuyển xe bằng xe cứu hộ về đại lý chờ hết giãn cách để xử lý.

Một số chủ xe chọn giải pháp chuyển xe về tỉnh lân cận không giãn cách để làm bảo dưỡng như tại Hà Nội, như chuyển xe về Hưng Yên hoặc Bắc Giang bằng xe cứu hộ, để thực hiện bảo dưỡng định kỳ hoặc sửa chữa lớn nếu cần thiết.