Thủy kích động cơ là gì, tác hại và cách hạn chế thiệt hại do thủy kích mùa mưa bão
Thường khi vào mùa mưa bão ngập lụt, anh em đi xe thường bảo nhau nhớ chú ý tránh để động cơ bị thủy kích khi lội nước. Đây được xem là một trong những trường hợp hư hỏng nặng nhất mà động cơ có thể gặp phải. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến thủy kích? Và nếu bất khả kháng phải lội nước thì làm cách nào để tránh, cũng như hạn chế tối đa thiệt hại do thủy kích?
Thủy kích là gì?
Thủy kích động cơ (Engine Hydrolock) là hiện tượng nước tràn vào buồng đốt của xi-lanh qua đường hút gió khi động cơ đang hoạt động. Tình huống lạc quan nhất là xe chỉ bị chết máy. Do nước không chịu nén khiến piston bị chặn lại không thể di chuyển đến điểm chết trên, đồng thời nước khiến nhiên liệu không thể cháy trong buồng đốt. Thủy kích có thể xảy ra với cả xe hơi lẫn xe máy.
Tình huống sẽ tệ hơn nếu động cơ đang chạy ở tua cao hoặc người lái muốn đề nổ khởi động trở lại. Lúc này, các piston được trục khuỷu đẩy lên rất nhanh để thực hiện quá trình nén khí. Tuy nhiên lượng nước lọt vào buồng đốt sẽ tác động một lực cực lớn ngược trở lại. Hai lực này sẽ ép tay biên (tay dên) biến dạng. Nhẹ thì tay biên bị cong, thành xi-lanh bị trầy xước. Nặng thì tay biên bị gãy, dẫn đến chọc thủng thành xi-lanh, phá huỷ động cơ. Chi phí để thay thế phục hồi động cơ xe hơi bị thủy kích rất đắt, dao động từ vài chục đến cả trăm triệu đồng.
So với động cơ xăng, động cơ diesel dễ bị thủy kích và hư hỏng nặng hơn. Lý do là vì động cơ diesel có tỉ số nén cao hơn, buồng cháy nhỏ hơn nên lượng nước lọt vào động cơ ít cũng có thể gây thủy kích. Ngoài ra, do đặc tính mô-men xoắn lớn hơn, tức lực đẩy piston nhiều hơn nên nếu gặp thủy kích thì động cơ diesel cũng dễ hư hỏng nặng hơn động cơ xăng. Tuy nhiên, đáng mừng hầu hết các dòng xe dùng động cơ dầu ở Việt Nam là SUV và bán tải có khả năng lội nước khá tốt.
Nhận định tình hình
Ước đoán chiều sâu của đoạn đường bị ngập và khả năng lội nước của xe là bước bắt buộc phải có. Tùy từng mẫu xe mà vị trí họng hút gió sẽ độ cao khác nhau. Thông thường, họng hút gió của xe hơi sẽ đặt ngang với lưới tản nhiệt. Vì vậy các mẫu sedan và hatchback sẽ có họng hút gió đặt thấp hơn so với crossover, SUV hay bán tải. Chiều cao của họng hút gió tính từ mặt đất cũng thường được các hãng ô tô chọn làm thông số lội nước cho xe. Để biết chính xác thông số này, anh em có thể xem qua bảng thông số kỹ thuật, sách hướng dẫn sử dụng hoặc trực tiếp đo trên xe của mình.
Vị trí đặt họng hút gió trên một mẫu xe crossover (trong khung màu xanh)
Theo lý thuyết thì miễn nước không ngập cao hơn nắp capo và tràn vào họng gió thì động cơ vẫn an toàn. Tuy nhiên theo kinh nghiệm thì nếu nước ngập quá 1 nửa bánh xe thì không nên cho xe lội nước. Anh em có thể quan sát những xe ô tô, xe máy đi trước để ước đoán độ sâu của đoạn ngập. Anh em nên tỉnh táo và suy nghĩ kĩ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. An toàn nhất là chờ nước rút hoặc chuyển sang đi đường khác khô ráo hơn.
Chuẩn bị
Bước đầu tiên để sẵn sàng cho xe đi bơi là tắt điều hòa. Động tác này vừa có tác dụng giảm tải cho động cơ, vừa tránh việc quạt gió bắn nước lên họng hút gió. Bên cạnh đó, quạt có thể bị hỏng do quấn phải rác thải hoặc nặng do lực cản nước.
Tiếp theo, anh em nên về số 1 để đi qua vùng ngập. Bên cành đó, với xe số sàn không được đạp côn lúc chạy qua chỗ ngập vì dễ làm động cơ bị tắt máy giữa chừng. Đối với xe số tự động, cần chuyển sang chế độ sang số bán tự động. Nếu để nguyên, có thể xe sẽ tự sang số 2 khiến ga bị yếu, dẫn tới nước tràn vào động cơ thông qua ống pô.
Từ tốn chạy qua vùng ngập
Mấu chốt của việc lội nước bằng xe hơi là từ tốn, giữ đều ga và duy trì tua máy phù hợp. Đồng thời, khi đi qua đường ngập anh em cũng nên chú ý xe đi cùng chiều hoặc ngược chiều bởi nó có thể xảy ra hiện tượng tạo sóng, khiến nước dâng cao hơn và tràn vào họng hút gió hoặc lọc gió động cơ, gây thủy kích. Anh em đi bán tải hay SUV cũng nên nương chân ga, tránh gây thêm khó khăn cho xe khác khi đi qua chỗ ngập.
Anh em không nên đạp ga mạnh để lao xe qua những đoạn đường bị ngập. Tăng tốc đột ngột dễ làm nước tràn qua lưới tản nhiệt, đổ vào họng hút gió và lọt vào động cơ. Anh em đi bán tải hay SUV cũng nên nương chân ga, tránh gây thêm khó khăn cho xe khác đang cố đi qua chỗ ngập.
Xử lý nếu xe bị chết máy
Tuyệt đối không cố gắng khởi động lại khi xe bị chết máy. Như đã giải thích ở phía trên, lúc này đã có nước bị hút vào buồng đốt nhưng nếu may mắn thì chưa hẳn đã bị hư hỏng trầm trọng. Càng đề nổ thì càng thêm nước lọt vào động cơ, càng khiến thiệt hại do thủy kích tồi tệ hơn. Việc cần làm là gọi cứu hộ đến và kéo xe về garage để kiểm tra, xử lý sự cố. Trong trường hợp muốn rời khỏi xe, anh em hãy hạ cửa kính để leo ra ngoài. Không nên mở cửa xe vì nước cao hơn thành cửa sẽ tràn vào trong cabin, gây hư hỏng các hệ thống điện và nội thất. Chi phí sửa chữa lại càng tốn kém.
Nếu xe để dưới hầm hoặc đỗ ở nơi nước ngập cao hơn họng hút gió, sau khi nước rút anh em không được đề nổ. Khi đó nước đã lọt vào đường khí nạp, khởi động thì chắc chắn động cơ sẽ bị thủy kích. Để an toàn, anh em cần kéo xe đến garage kiểm tra và sửa chữa.
Sau khi thoát được khỏi vùng ngập an toàn, anh em nên di chuyển một đoạn và sau đó tìm nơi dừng lại để kiểm tra nhanh xe. Bên cạnh liếc sơ quanh ngoại thất, anh em cũng cần mở nắp capo xem qua họng hút gió, các hệ thống điện có bị ảnh hưởng gì hay không. Tránh việc về đến nhà mới phát hiện xe của mình rớt mất thứ gì đó như ảnh dưới đây.
Ở Việt Nam thì ngập lụt có thể xảy ra ở bất cứ đâu, chuyện lái xe lội nước chắc chắn anh em sẽ phải gặp dù muốn hay không. Để phòng tránh rủi ro về tiền bạc, anh em nên chọn mua loại bảo hiểm vật chất có bao gồm điều khoảng bảo hiểm thủy kích và bảo hiểm thiên tai. Nếu lỡ động cơ hư hỏng thì anh em vẫn có thể sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền sửa chữa.
Thủy kích động cơ (Engine Hydrolock) là hiện tượng nước tràn vào buồng đốt của xi-lanh qua đường hút gió khi động cơ đang hoạt động. Tình huống lạc quan nhất là xe chỉ bị chết máy. Do nước không chịu nén khiến piston bị chặn lại không thể di chuyển đến điểm chết trên, đồng thời nước khiến nhiên liệu không thể cháy trong buồng đốt. Thủy kích có thể xảy ra với cả xe hơi lẫn xe máy.
Tình huống sẽ tệ hơn nếu động cơ đang chạy ở tua cao hoặc người lái muốn đề nổ khởi động trở lại. Lúc này, các piston được trục khuỷu đẩy lên rất nhanh để thực hiện quá trình nén khí. Tuy nhiên lượng nước lọt vào buồng đốt sẽ tác động một lực cực lớn ngược trở lại. Hai lực này sẽ ép tay biên (tay dên) biến dạng. Nhẹ thì tay biên bị cong, thành xi-lanh bị trầy xước. Nặng thì tay biên bị gãy, dẫn đến chọc thủng thành xi-lanh, phá huỷ động cơ. Chi phí để thay thế phục hồi động cơ xe hơi bị thủy kích rất đắt, dao động từ vài chục đến cả trăm triệu đồng.
Tay biên bị cong do thủy kích (Ảnh: Wiki)
So với động cơ xăng, động cơ diesel dễ bị thủy kích và hư hỏng nặng hơn. Lý do là vì động cơ diesel có tỉ số nén cao hơn, buồng cháy nhỏ hơn nên lượng nước lọt vào động cơ ít cũng có thể gây thủy kích. Ngoài ra, do đặc tính mô-men xoắn lớn hơn, tức lực đẩy piston nhiều hơn nên nếu gặp thủy kích thì động cơ diesel cũng dễ hư hỏng nặng hơn động cơ xăng. Tuy nhiên, đáng mừng hầu hết các dòng xe dùng động cơ dầu ở Việt Nam là SUV và bán tải có khả năng lội nước khá tốt.
Thành xi-lanh bị hư hỏng, trầy xước do thủy kích (Ảnh: 3vlimited)
Còn nếu thật sự cần phải đi qua đường ngập nước, anh em hãy lưu ý các bước sau để tránh động cơ bị thủy kích:
Nhận định tình hình
Ước đoán chiều sâu của đoạn đường bị ngập và khả năng lội nước của xe là bước bắt buộc phải có. Tùy từng mẫu xe mà vị trí họng hút gió sẽ độ cao khác nhau. Thông thường, họng hút gió của xe hơi sẽ đặt ngang với lưới tản nhiệt. Vì vậy các mẫu sedan và hatchback sẽ có họng hút gió đặt thấp hơn so với crossover, SUV hay bán tải. Chiều cao của họng hút gió tính từ mặt đất cũng thường được các hãng ô tô chọn làm thông số lội nước cho xe. Để biết chính xác thông số này, anh em có thể xem qua bảng thông số kỹ thuật, sách hướng dẫn sử dụng hoặc trực tiếp đo trên xe của mình.
Vị trí đặt họng hút gió trên một mẫu xe crossover (trong khung màu xanh)
Theo lý thuyết thì miễn nước không ngập cao hơn nắp capo và tràn vào họng gió thì động cơ vẫn an toàn. Tuy nhiên theo kinh nghiệm thì nếu nước ngập quá 1 nửa bánh xe thì không nên cho xe lội nước. Anh em có thể quan sát những xe ô tô, xe máy đi trước để ước đoán độ sâu của đoạn ngập. Anh em nên tỉnh táo và suy nghĩ kĩ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. An toàn nhất là chờ nước rút hoặc chuyển sang đi đường khác khô ráo hơn.
Các mẫu xe offroad thường độ ống thở, nối dài họng hút khí nạp cao ngang nóc xe để tăng khả năng lội nước
Chuẩn bị
Bước đầu tiên để sẵn sàng cho xe đi bơi là tắt điều hòa. Động tác này vừa có tác dụng giảm tải cho động cơ, vừa tránh việc quạt gió bắn nước lên họng hút gió. Bên cạnh đó, quạt có thể bị hỏng do quấn phải rác thải hoặc nặng do lực cản nước.
Tiếp theo, anh em nên về số 1 để đi qua vùng ngập. Bên cành đó, với xe số sàn không được đạp côn lúc chạy qua chỗ ngập vì dễ làm động cơ bị tắt máy giữa chừng. Đối với xe số tự động, cần chuyển sang chế độ sang số bán tự động. Nếu để nguyên, có thể xe sẽ tự sang số 2 khiến ga bị yếu, dẫn tới nước tràn vào động cơ thông qua ống pô.
Nên về số 1 trước khi bắt đầu chạy vào vùng ngập
Từ tốn chạy qua vùng ngập
Mấu chốt của việc lội nước bằng xe hơi là từ tốn, giữ đều ga và duy trì tua máy phù hợp. Đồng thời, khi đi qua đường ngập anh em cũng nên chú ý xe đi cùng chiều hoặc ngược chiều bởi nó có thể xảy ra hiện tượng tạo sóng, khiến nước dâng cao hơn và tràn vào họng hút gió hoặc lọc gió động cơ, gây thủy kích. Anh em đi bán tải hay SUV cũng nên nương chân ga, tránh gây thêm khó khăn cho xe khác khi đi qua chỗ ngập.
Duy trì tốc độ đều đặn khi chạy qua chỗ ngập nước
Anh em không nên đạp ga mạnh để lao xe qua những đoạn đường bị ngập. Tăng tốc đột ngột dễ làm nước tràn qua lưới tản nhiệt, đổ vào họng hút gió và lọt vào động cơ. Anh em đi bán tải hay SUV cũng nên nương chân ga, tránh gây thêm khó khăn cho xe khác đang cố đi qua chỗ ngập.
Xử lý nếu xe bị chết máy
Tuyệt đối không cố gắng khởi động lại khi xe bị chết máy. Như đã giải thích ở phía trên, lúc này đã có nước bị hút vào buồng đốt nhưng nếu may mắn thì chưa hẳn đã bị hư hỏng trầm trọng. Càng đề nổ thì càng thêm nước lọt vào động cơ, càng khiến thiệt hại do thủy kích tồi tệ hơn. Việc cần làm là gọi cứu hộ đến và kéo xe về garage để kiểm tra, xử lý sự cố. Trong trường hợp muốn rời khỏi xe, anh em hãy hạ cửa kính để leo ra ngoài. Không nên mở cửa xe vì nước cao hơn thành cửa sẽ tràn vào trong cabin, gây hư hỏng các hệ thống điện và nội thất. Chi phí sửa chữa lại càng tốn kém.
Trước khi mở cửa xe nên xem xét mực nước ngập quanh xe
Nếu xe để dưới hầm hoặc đỗ ở nơi nước ngập cao hơn họng hút gió, sau khi nước rút anh em không được đề nổ. Khi đó nước đã lọt vào đường khí nạp, khởi động thì chắc chắn động cơ sẽ bị thủy kích. Để an toàn, anh em cần kéo xe đến garage kiểm tra và sửa chữa.
Sau khi thoát được khỏi vùng ngập an toàn, anh em nên di chuyển một đoạn và sau đó tìm nơi dừng lại để kiểm tra nhanh xe. Bên cạnh liếc sơ quanh ngoại thất, anh em cũng cần mở nắp capo xem qua họng hút gió, các hệ thống điện có bị ảnh hưởng gì hay không. Tránh việc về đến nhà mới phát hiện xe của mình rớt mất thứ gì đó như ảnh dưới đây.
Xe sau khi lội nước bị rơi mất cản trước và biển số
Ở Việt Nam thì ngập lụt có thể xảy ra ở bất cứ đâu, chuyện lái xe lội nước chắc chắn anh em sẽ phải gặp dù muốn hay không. Để phòng tránh rủi ro về tiền bạc, anh em nên chọn mua loại bảo hiểm vật chất có bao gồm điều khoảng bảo hiểm thủy kích và bảo hiểm thiên tai. Nếu lỡ động cơ hư hỏng thì anh em vẫn có thể sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền sửa chữa.