Sự phát triển của công nghệ trên xe hơi hiện đại

| Tin ảnh
Xếp hạng 4.4 - 9 đánh giá

Quá trình phát triển của ô tô đã diễn ra từ rất lâu, nhưng thời gian càng trôi qua, công nghệ trên ô tô thậm chí còn phát triển nhanh hơn

Chiếc xe hơi đầu tiên của nhân loại được phát minh vào năm 1886 bởi Mercedes-Benz, sau đó Henry Ford đã cách mạng hóa ngành công nghiệp này khi vận hành dây chuyền lắp ráp hàng loạt đầu tiên với mẫu xe Model T vào năm 1908. Năm 1922, bộ đánh lửa điện tử ra đời và thay thế tay quay khởi động, nhưng mãi đến năm 1949, Chrysler mới giới thiệu chìa khóa đánh lửa trên xe sản xuất. Bộ tẩu châm thuốc lá có mặt trong ô tô vào năm 1921, tiếp đến là radio vào năm 1930.

Sự phát triển của công nghệ trên xe hơi hiện đại

Để nâng cao trải nghiệm lái, tay lái trợ lực bắt đầu xuất hiện vào năm 1951, điều hòa không khí được Chrysler giới thiệu vào năm 1953, kế đó là hệ thống kiểm soát hành trình vào năm 1958. Dây đai an toàn ba điểm có mặt trên các mẫu xe của Volvo vào năm 1959, trong khi những năm 1960 chứng kiến sự xuất hiện liên tục của cửa sổ chỉnh điện, ghế ngồi có chức năng sưởi và cần gạt nước mưa. Hệ thống phanh ABS ra đời vào năm 1971, bộ lọc khí thải và bảng điều khiển kỹ thuật số đầu tiên lần lượt xuất hiện vào năm 1973 và 1974. Túi khí bắt đầu trở thành trang bị tiêu chuẩn vào những năm 1980, sau đó đến năm 1990, các công nghệ trên ô tô mới thực sự phát triển và dần hiện đại hóa.
 
1990: Tích hợp hệ thống định vị vệ tinh

Sự phát triển của công nghệ trên xe hơi hiện đại
 
Hiện nay hệ thống định vị GPS được tích hợp trong ô tô, nhưng trước đây, người lái phải sử dụng bản đồ giấy và chỉ đường bằng văn bản. Sau đó, các hãng bắt đầu phát triển các hệ thống định vị trên ô tô, chủ yếu là để xác định chính xác vị trí của xe. Năm 1990, Mazda là thương hiệu đầu tiên đưa hệ thống định vị GPS vào một chiếc xe thương mại với mẫu Eunos Cosmo dành cho thị trường Nhật Bản. Tại Mỹ, Oldsmobile là hãng xe đầu tiên cung cấp tùy chọn hệ thống định vị GPS trên ô tô và nó có giá 1.995 USD vào năm 1995. Mãi đến năm 2000, chính phủ Mỹ mới cải thiện tín hiệu GPS chính xác hơn cho mục đích dân sự và hệ thống định vị GPS mới bắt đầu trở nên phổ biến.

1996:

Sự phát triển của công nghệ trên xe hơi hiện đại

"Ô tô kết nối" đã trở thành một thuật ngữ thông dụng trong thế kỷ 21, nhưng chính GM đã cùng hợp tác với Motorola để tạo ra hệ thống kết nối đầu tiên cho một chiếc ô tô và gọi nó là OnStar. Các hệ thống viễn thông OnStar đầu tiên có thể gọi các dịch vụ khẩn cấp nếu túi khí trên xe bung ra, và được trang bị trên Cadillac Eldorado, DeVille và Seville. Theo thời gian, OnStar được bổ sung cùng lúc hệ thống định vị GPS, khả năng truyền giọng nói và dữ liệu. Hiện nay OnStar vẫn là một tính năng trên xe hơi và đang ở thế hệ thứ 10 với nhiều tính năng hữu ích được thêm vào, nhưng hầu như mọi hãng sản xuất ô tô ngày nay đều có riêng một hệ thống tương tự.

1998: (HUD)

Sự phát triển của công nghệ trên xe hơi hiện đại

Hiển thị thông tin trên kính lái (HUD) là một chức năng mang tính khoa học viễn tưởng vào những năm 1980. Nó xuất hiện đầu tiên trên những mẫu xe Oldsmobile Cutlass Supreme Indy Pace Car vào năm 1988. Dần dần HUD trở nên phổ biến rộng rãi hơn, Toyota và Nissan cũng bắt đầu triển khai HUD trên một số mẫu xe của mình, đặc biệt là Nissan 240SX. Giờ đây, HUD đã trở thành một tùy chọn phổ biến trên ô tô và nhiều hãng đã đưa nó thành trang bị tiêu chuẩn trên các phiên bản xe cao cấp. Hầu hết các hệ thống HUD đều sử dụng màu sắc để nhấn mạnh thông tin thích hợp. Chiếc xe đầu tiên có màn hình HUD hiển thị màu là Chevrolet Corvette năm 1998. Cadillac sau đó trang bị màn hình HUD trên mẫu XLR, BMW cũng góp phần phát triển màn hình HUD với 5-Series 2003.

1999: Kiểm soát hành trình thích ứng bằng laser

Sự phát triển của công nghệ trên xe hơi hiện đại

Mercedes-Benz luôn là thương hiệu dẫn đầu về danh sách các công nghệ đã phát triển và đưa ra thị trường đầu tiên trên các mẫu xe cao cấp nhất. Nhưng với công nghệ kiểm soát hành trình thích ứng bằng laze, sử dụng bướm ga và hộp số để điều chỉnh tốc độ của xe thay cho phanh, thì Mitsubishi mới là hãng đi tiên phong. Sau đó, Mercedes-Benz cho giới thiệu Distronic vào năm 1999 trên S-Class và CL như một hệ thống kiểm soát hành trình tự động đầu tiên hỗ trợ radar trên toàn thế giới. Tác động của hệ thống này cho đến hôm nay vẫn còn rất lớn khi công nghệ xe tự lái đang dần phát triển.

2000/2001:

Sự phát triển của công nghệ trên xe hơi hiện đại

Kết nối ô tô với điện thoại di động thông qua Bluetooth là điều hiển nhiên hiện nay và hầu như không có một chiếc xe nào được bán trên thị trường mà không có kết nối Bluetooth tiêu chuẩn. Vào giữa những năm 1990, người dùng chỉ có thể mua một bộ đầu âm thanh nổi có Bluetooth cho xe, và phải mất một thời gian sau, tính năng này mới chính thức xuất hiện trên ô tô dưới dạng tùy chọn. Lịch sử của ngành công nghiệp ô tô ghi lại rằng Chrysler coi đó là một ý tưởng tuyệt vời từ rất lâu, nhưng nhiều khả năng Acura TL mới là chiếc xe đầu tiên ở Mỹ trang bị công nghệ kết nối Bluetooth.

2001: Hệ thống thông tin giải trí hiện đại

Sự phát triển của công nghệ trên xe hơi hiện đại

Rất khó để xác định thời điểm hệ thống thông tin giải trí như ngày nay ra đời. BMW giới thiệu hệ thống iDrive của mình trên 7-Series vào năm 2001 với một màn hình nổi bật được điều khiển thông qua một núm xoay trung tâm. Màn hình cảm ứng lần đầu tiên có mặt trên một chiếc ô tô từ năm 1986 ở mẫu Buick Riviera. Vào thời điểm đó, trang Popular Mechanics viết rằng màn hình cảm ứng đã "vi phạm yêu cầu đầu tiên về công thái học - người lái không thể quan sát đường khi thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào". 21 năm sau, khi Apple ra mắt chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007, thế giới đã chứng kiến ​​bước tiến lớn của hệ thống màn hình cảm ứng trên ô tô.

2002: Camera hỗ trợ đỗ xe

Sự phát triển của công nghệ trên xe hơi hiện đại
 
Ví dụ điển hình đầu tiên về camera lùi xuất hiện trên chiếc xe ý tưởng Buick Centurion năm 1956. Volvo cũng từng nghiên cứu ý tưởng này vào năm 1972 với chiếc Experimental Safety Car, nhưng không được đưa vào sản xuất trong một thời gian dài. Chiếc xe sản xuất đầu tiên có camera lùi là mẫu Toyota Soarer Limited dành cho thị trường Nhật Bản năm 1991. Tại Mỹ, Infiniti là hãng xe đầu tiên bổ sung camera lùi trên chiếc sedan đầu bảng Q45 ra mắt tại New York Auto Show 2000. Nissan cũng tích hợp công nghệ này trên Primera 2002 để giới thiệu ở các thị trường khác ngoài Mỹ và Nhật Bản. Bộ luật năm 2018 tại Mỹ quy định camera lùi trở thành trang bị tiêu chuẩn trên tất cả các xe hiện đại. Trong khi đó, ý tưởng về một hệ thống camera quan sát xung quanh xe bắt đầu xuất hiện trên Infiniti EX35 2008 - sử dụng 4 camera để có góc nhìn toàn diện hơn.

2004: Khởi động xe từ xa

Sự phát triển của công nghệ trên xe hơi hiện đại

Công nghệ khởi động xe từ xa đã có sẵn trên ô tô thông qua các dịch vụ độ xe trong nhiều năm trước 2004 - thời điểm GM quyết định tích hợp luôn tính năng này trực tiếp từ nhà máy. Trước khi bắt đầu, ô tô được thiết lập "chạy thử" để đáp ứng các mức áp suất dầu động cơ, nhiệt độ động cơ, vị trí bướm ga, vị trí phanh/hộp số và điện áp pin. Nếu mọi thứ ổn định và nắp capô không mở thì chiếc xe có thể được khởi động từ xa qua chìa khóa. Nó đã trở thành một tính năng vô cùng hữu ích đối với người dùng ở vùng khí hậu đặc biệt nóng hoặc lạnh, cho phép họ khởi động xe và làm ấm hoặc làm mát khoang cabin trước khi vào xe.

2006: Đỗ xe tự động

Sự phát triển của công nghệ trên xe hơi hiện đại

Lexus giới thiệu mẫu xe thương mại đầu tiên có khả năng tự động đỗ với chiếc sedan LS 460 năm 2006 và thổi một làn gió mới vào ngành công nghiệp ô tô. Để kích hoạt tính năng này, người lái phải chuyển sang số lùi, bật camera lùi, sau đó nhấn biểu tượng đỗ xe song song trên màn hình cảm ứng để đặt một ô vuông trên không gian muốn đỗ xe. Người lái sau đó có thể thả tay lái trong khi xe tự điều khiển. Các hãng sản xuất khác cũng nghiên cứu và trang bị tính năng này trên xe của mình, cứ mỗi lần như vậy, công nghệ này ngày càng trở nên mượt mà, nhanh và chính xác hơn.

2007: Cảnh báo và giám sát điểm mù

Sự phát triển của công nghệ trên xe hơi hiện đại

Volvo đã phát triển hệ thống thông tin điểm mù Blind Spot Information System và tích hợp vào chiếc sedan S80 2007, qua đó đưa ra các tín hiệu cảnh báo người lái khi thay đổi làn đường mà có xe khác chạy quá sát phía sau. Ford là công ty mẹ của Volvo vào thời điểm đó và bắt đầu sử dụng cùng một hệ thống cho tất cả các thương hiệu của mình. Mazda sau đó cũng trang bị một hệ thống tương tự cho chiếc CX-9 năm 2008, nhưng chỉ trên biến thể Grand Touring. Đến năm 2013, Mazda bắt đầu lắp đặt hệ thống này trên nhiều mẫu xe của hãng, và các công ty khác cũng làm theo. Hệ thống giám sát điểm mù hiện nay được sử dụng trong các hệ thống an toàn cảnh báo giao thông phía sau.

2007:

Sự phát triển của công nghệ trên xe hơi hiện đại

Đèn halogen thông thường là một thiết bị ngốn năng lượng và chỉ sử dụng được khoảng 800 giờ, trong khi đèn chiếu sáng cường độ cao (HID) là một hệ thống đắt tiền, phức tạp và không phải là lý tưởng nhất. Trong khi đó, đèn pha LED lại tạo ra sự cân bằng tuyệt đối và cho ánh sáng trắng, phát sáng nhanh hơn halogen, tiết kiệm năng lượng và có tuổi thọ cao. Chúng cũng dễ dàng vận chuyển khi có bóng đèn nhỏ và cho phép các nhà sản xuất ô tô thỏa sức sáng tạo với các hình dáng thiết kế khác nhau.

Việc sử dụng đèn LED cho ngoại thất trên ô tô đã có từ rất lâu, như đèn phanh của Chevrolet Corvette năm 1986. Kia bắt đầu sử dụng đèn LED báo rẽ vào năm 2002, sau đó Audi R8 2007 cũng sử dụng đèn LED chạy ban ngày. Bên ngoài thị trường Mỹ, R8 có tùy chọn lần đầu tiên cho đèn pha LED, cùng lúc đó Lexus LS nổi bật với đèn LED có chùm chiếu sáng thấp và các điểm nhấn bên hông ở Mỹ. Cadillac Escalade táo bạo với công nghệ chùm sáng thấp và cao bằng đèn LED vào năm 2009, nhưng mãi đến lúc chiếc Mercedes-Benz S-Class thế hệ hiện tại ra đời chúng ta mới thấy chiếc xe đầu tiên sử dụng đèn LED độc nhất, cả trong lẫn ngoài.

2009: Điện thoại thông minh kết nối với ô tô

Sự phát triển của công nghệ trên xe hơi hiện đại

Bây giờ, khá nhiều nhà sản xuất ô tô trang bị một phương thức giúp điện thoại thông minh có thể tương tác với một chiếc xe hơi. Vào năm 2009, Mercedes-Benz lần đầu tiên ra mắt ứng dụng "mbrace" cho phép người dùng truy cập vào xe từ xa qua điện thoại thông minh của họ. Ứng dụng này hoạt động với iPhone và Blackberry, đồng thời cho phép khóa và mở khóa cửa từ xa cũng như tìm vị trí xe. Kể từ đó, các ứng dụng từ các nhà sản xuất ô tô cũng bổ sung dần các tính năng bao gồm kiểm tra tình trạng xe, kiểm tra mức nhiên liệu, vị trí của xe, khởi động từ xa hay thậm chí là đặt các cuộc hẹn dịch vụ.

2012: Giấy phép đầu tiên cho xe tự lái

Sự phát triển của công nghệ trên xe hơi hiện đại
 
Cuộc đua chế tạo xe tự lái thương mại đầu tiên bắt đầu từ những năm 2010. Chính Google đã mở đường cho công nghệ không người lái khi  được cấp giấy phép thử nghiệm đầu tiên cho chiếc xe hơi tự hành của mình. Toyota Prius cũng nhận được giấy phép do bang Nevada cấp đồng thời đưa việc thử nghiệm các hệ thống tự hành trở nên rộng rãi hơn. Điều đó kéo theo sự cải tiến của nhiều tính năng hỗ trợ người lái trên những chiếc xe sản xuất như giữ làn đường, tránh va chạm và hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng. Năm 2014, Tesla cho giới thiệu hệ thống Autopilot tích hợp trên các mẫu xe hơi của hãng, đây là hệ thống thương mại đầu tiên mang lại khả năng điều khiển xe mà không cần người lái như thay đổi làn đường trên đường cao tốc hay điều chỉnh tốc độ...

2014:

Sự phát triển của công nghệ trên xe hơi hiện đại

Một vấn đề phổ biến với các hệ thống thông tin giải trí trên ô tô từ nhà sản xuất là chúng không hoàn toàn tương thích với điện thoại thông minh. Do đó, ứng dụng Carplay của Apple đã xuất hiện trên thị trường vào năm 2014, theo sau là Android Auto để thay đổi điều đó. Cả Apple và Google đều dẫn đầu với các tính năng như điều khiển và điều hướng bằng giọng nói, bên cạnh đó là các hệ thống ứng dụng du lịch và âm nhạc phổ biến, tích hợp cuộc sống hàng ngày với chiếc xe và đảm bảo công nghệ trên ô tô không bao giờ bị tụt hậu so với điện thoại thông minh dễ dàng được cập nhật của khách hàng. Tất cả những gì người dùng phải làm là kết nối với điện thoại và chiếc xe sẽ trở thành hệ thống thông tin giải trí hiện đại.

2018: Sử dụng điện thoại thông minh làm chìa khóa

Sự phát triển của công nghệ trên xe hơi hiện đại

Mở khóa không cần chìa đã xuất hiện trên ô tô trong một thời gian dài. Mã mở khóa SecuriCode của Ford đã xuất hiện từ năm 1980, và bắt đầu được gọi là hệ thống mở khóa không chìa Keyless Entry System. Đó là một sự khởi đầu để công nghệ này trở thành xu hướng và đưa điều khiển từ xa luôn xuất hiện trong túi người dùng. Nhưng phải mất nhiều năm sau đó công nghệ này mới dần phát triển hơn khi Tesla mang đến cho khách hàng của mình khả năng dùng điện thoại di động để thay thế chìa khóa từ xa vào năm 2018. Chiếc Model 3 có thể nhận diện điện thoại của người lái từ khoảng cách xa đến hơn 9 m và mở khóa cửa. Bên cạnh tính tiện ích, cũng xuất hiện những lo ngại về an ninh và an toàn khiến các nhà sản xuất ô tô truyền thống chậm rãi trong việc sử dụng nó, nhưng công nghệ này vẫn hứa hẹn là lựa một lựa phù hợp trên những chiếc xe hiện đại.