Nguy cơ tử vong khi ngủ trong xe hơi đóng kín cửa

| Kinh nghiệm
Xếp hạng 3.9 - 9 đánh giá

Lâu lâu anh em sẽ thấy thông tin về các vụ chết ngạt do ngủ trong xe hơi. Thường là đóng kín cửa xe, nổ máy bật máy lạnh và rồi đi vào giấc ngủ ngàn thu. Vậy việc tử vong khi ngủ trong xe hơi do đâu và diễn ra như thế nào?

Trước hết, mình sẽ tính thử thời gian lý tưởng mà một người lớn có thể sống sót trong trường hợp đậu xe, đóng kín cửa và không mở điều hòa trao đổi không khí. Lấy ví dụ là mẫu xe hatchback hạng A KIA Morning. Các thông số về kích thước nội thất của xe để tính toán gồm chiều dài 1,729 m, rộng 1,335 m và cao 1,247 m. Như vậy thể tích không khí trong xe tính tương đối như sau: 1,729 x 1,335 x 1,247 = 2,878 m3 = 2.878 lít

Nguy cơ tử vong khi ngủ trong xe hơi đóng kín cửa

Vì oxy chiếm 20% khí trời nên ở cabin Moning chúng ta có khoảng 576 lít Oxy, đủ cho một người lớn sống hơn nửa ngày. Quá trình hô hấp làm giảm Oxy ngược lại tăng nồng độ CO2 trong xe. Khi CO2 chiếm khoảng 3-4% không khí được hít vào sẽ khiến cơ thể con người cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Đến tỉ lệ từ 7% trở lên sẽ làm chúng ta bất tỉnh và có thể gây tử vong. 7% CO2 trong xe Morning tương đương 202 lít.

Trung bình mỗi phút một người lớn hít thở 8 lít không khí, một giờ 480 lít không khí, hấp thụ 24 lít Oxy và đồng thời thải ra 24 lít CO2. Xe trên chúng ta tính ra 202 lít /24 lít = 8,39 giờ. Vậy lượng CO2 sẽ đạt đến 7% sau hơn 8 giờ. Đây là ngưỡng bất tỉnh và dẫn đến chết ngộp cho một người ở trong xe đóng kín và không mở điều hòa. Tất nhiên lý thuyết là vậy, tùy theo thực tế mà thời gian dẫn đến chết người khi ngủ trong xe sẽ khác. Nhất là nếu có đông hơn 1 người thì thời gian sẽ càng rút ngắn lại.

Nguy cơ tử vong khi ngủ trong xe hơi đóng kín cửa
Nhiều người vẫn thường đóng kín cửa và bật điều hòa để nghỉ ngơi,

Xét tiếp đến trường hợp đậu xe, đóng kín cửa và bật điều hòa. Nếu người lái quên nổ máy hoặc xe sắp hết xăng, sau 1 khoảng thời gian ngắn điều hòa sẽ ngưng do hết bình hoặc tắt máy. Sau khoảng 1 thời gian ngủ trong xe sẽ lại rơi vào trường hợp bị thiếu oxi, ngộp và gây nguy cơ tử vong. Phổ biến nhất là cách nổ máy, chọn chế độ lấy gió trong. Đóng kín cửa kính và khóa xe cho an toàn, an tâm qua đêm trong cabin. Khi đó điều hòa chỉ làm mát không khí trong xe, mà ít có sự lưu thông không khí với bên ngoài. Vì vậy, không khí được làm lạnh lưu thông trong cabin vẫn sẽ bị giảm oxi và dần tăng hàm lượng CO2 giống như khi không mở điều hòa.

Còn nếu anh em bật điều hòa và lấy gió ngoài, hoặc xe của anh em có chế độ tự động chuyển từ lấy gió trong sang lấy gió ngoài sau khoảng một khoảng thì vẫn rất nguy hiểm. Bởi vì khi đó, xe đậu một chỗ và điều hòa sẽ vẫn hút trực tiếp không khí xung quanh xe đang đang bị bao trùm bởi khí xả với hàm lượng CO cao, rất độc hại. Dẫn đến cabin bị giảm lượng oxy, dần dần cơ thể không thể hô hấp dẫn tới tử vong. Với các tình huống xe đậu trong hầm hay garage thì thời gian CO tích tụ vào cabin còn nhanh hơn khi đậu ngoài đường trống. Nói chung, các bạn tuyệt đối không nên đóng kín cửa và ngủ lại trong xe hơi. Dù là ban ngày hay ban đêm, có mở điều hòa hay không mở thì đều hết sức nguy hiểm.

Đa phần các bác tài đi đường dài vẫn thường chỉ nhau nếu thật sự cần ngủ trong xe qua đêm thì nên hạ các cửa kính một ít khoảng 2-3 cm. Đồng thơi không nên mở máy vì khói sẽ lọt ngược vào cabin gây  Cách này tuy phần nào an toàn hơn nhưng thật sự vẫn không tốt cho sức khỏe. Không khí ít được lưu thông ra vào thì hàm lượng CO2 sẽ tăng cao, khiến cơ thể bị mệt mỏi và khó chịu.

Thêm lời khuyên cho anh em, khi lái xe đi xa, lâu lâu nên chuyển điều hòa sang lấy gió ngoài, hoặc hạ cửa kính để không khí được làm mới. Giúp gia tăng oxi để người trong xe tính táo và thoải mái hơn. Còn tốt nhất nên dừng lại nghỉ ngơi để có được sức khỏe tốt nhất. Chúc anh em lái xe an toàn.