Mỹ "cay đắng" chấp nhận sự thật: Bán vũ khí – Bị mất bí mật chế tạo

| Thị trường
Xếp hạng 4.0 - 9 đánh giá

Các nhà phân tích ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ vừa đưa ra báo cáo cho rằng, việc mở rộng xuất khẩu các loại vũ khí mà nước này chế tạo sẽ khiến cho Mỹ sớm bị những quốc gia khác vượt mặt trong lĩnh vực chế tạo vũ khí, do họ đánh cắp được các bí mật

 

Những quốc gia có khả năng vượt qua các nhà thầu quân sự của Mỹ trong vài năm tới được cho là Israel, Hàn Quốc và Brazil. Điều này cũng chấm dứt sự thống trị của phương Tây trong khoản thu lợi nhuận từ các cuộc chiến.

Với tên gọi “Động lực Hiện đại hóa Quân sự Toàn cầu 2016”, bản báo cáo trên được các chuyên gia phân tích quân sự Daniel Yoon và Doug Berenson thực hiện.

Trong bản báo cáo trên, các tác giả đổ lỗi cho ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đã chuyển trọng tâm sang việc xuất khẩu cho nhiều "chế độ độc tài" trên thế giới, như một cách để bù đắp cho việc Mỹ giảm dần quy mô chiến tranh khi rút quân khỏi các chiến trường Iraq và Afghanistan.

Theo bản báo cáo, “trong năm 2010, chỉ 17% số trang thiết bị quốc phòng do Mỹ sản xuất được xuất khẩu; Nhưng tới năm 2015, con số đó đã tăng vọt lên 34%”.

Mỹ

Bán được nhiều vũ khí, chính sách của Mỹ bị chỉ trích là chỉ nhắm tới cái lợi trước mắt

Bên cạnh việc xuất khẩu nhiều hơn, chính quyền của ông Obama được cho là dễ dãi hơn trong việc đáp ứng những yêu cầu bổ sung từ các khách hàng, từ đó khiến cho nhiều ngành công nghiệp quốc phòng còn non trẻ ở các nước dễ dàng học hỏi, nắm bắt các kỹ thuật chế tạo của Mỹ mà không mất nhiều chi phí đầu tư nghiên cứu, phát triển.

Ngoài những đối thủ tiềm tàng như Israel, Hàn Quốc và Brazil, các nhà phân tích tin rằng ngay trong tương lai gần, các nhà thầu quân sự Mỹ sẽ bị đánh mất thị phần vào tay 2 đối thủ là Nhật Bản và Ấn Độ.

Một chi tiết khác đáng chú ý trong bản báo cáo trên là Israel được dự đoán sẽ sớm trở thành nhà cung cấp radar, tên lửa và kỹ thuật bay không người lái hàng đầu thế giới. Hiện nay, các loại máy bay không người lái do Israel chế tạo đã có thể cạnh tranh sòng phẳng với các phần cứng của Mỹ.

Trong khi đó, Brazil lại nhắm cạnh tranh với Mỹ ở phân khúc vũ khí có công nghệ thấp hơn, với giá cả “mềm” hơn.

Với tình hình đó, các phân tích gia đã bày tỏ sự lo ngại cho tương lai của ngành công nghiệp của Mỹ, cũng như cho cả sự an toàn và tình hình an ninh ở quốc gia phát triển nhất thế giới này.

Trung Hiếu (ANTĐ)

SourceXeHay