Những vật dụng không nên để trong ô tô khi trời nắng nóng

| Kinh nghiệm
Xếp hạng 4.4 - 10 đánh giá

Đỗ xe dưới nắng nóng của mùa hè, nhiệt độ bên trong ô tô có thể lên tới 60 - 70 độ C. Do đó, những vật dụng như bật lửa, đồ điện tử, nước uống có ga... có nguy cơ bị bốc cháy hoặc phát nổ.

Điện thoại, sạc dự phòng và các thiết bị điện tử

Những vật dụng quen thuộc nhưng tiềm ẩn rủi ro cháy nổ để chúng trong ô tô dưới thời tiết nắng nóng đó là các thiết bị điện tử như điện thoại, sạc dự phòng, máy ảnh, máy quay, laptop... Do sức nóng tỏa ra từ động cơ, cùng với môi trường đóng kín khi dừng đỗ vào mùa hè, nhiệt độ trong xe tăng cao ngưỡng 60 – 70 độ C, dễ làm giảm tuổi thọ hoặc hỏng thiết bị điện tử.

Những vật dụng không nên để trong ô tô khi trời nắng nóng

Đặc biệt, pin cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ cao, nếu để trong xe quá lâu chúng có thể phát nổ. Tuyệt đối không nên để điện thoại và sạc dự phòng bên trong xe khi dừng đỗ, nhất là trong tình trạng đang sạc. Ngoài ra, việc pin bên trong bị tan chảy sẽ gây nguy hại cho sức khỏe của tất cả mọi người ngồi trên xe.

Đồ ăn

Những vật dụng không nên để trong ô tô khi trời nắng nóng

Vào mùa hè, muốn thức ăn tươi ngon cần bảo quản ở nơi thoáng mát, bảo quản lạnh. Việc để đồ ăn tươi sống hay đồ ăn vặt trên xe thời gian dài khiến chúng dễ dàng ôi thiu và bốc mùi, đặc biệt là các loại thịt. Tiếp tục sử dụng nguyên liệu này làm đồ ăn còn nguy hiểm hơn nữa đến sức khỏe của con người. Chưa kể, mùi nguyên liệu không còn tươi sẽ ám ra toàn bộ khoang xe tạo cảm giác khó chịu và khó khử mùi.

Nước uống có gas và chai nước trong suốt

Vì sự oi nóng của thời tiết, những loại nước có ga thường được mang theo uống trên xe. Nếu là chai/lon nước có ga chưa mở nắp thì vô tình chúng lại là vật dụng vô cùng nguy hiểm khi để trong xe dừng đỗ thời gian dài. Dưới tác động của nhiệt độ, lượng ga trong chai/lon đồ uống có ga tiềm ẩn nguy cơ phát nổ.

Những vật dụng không nên để trong ô tô khi trời nắng nóng

Ngoài nước có ga, nước khoáng đóng chai nhựa hoặc thủy tinh trong suốt là đồ uống phổ biến và bình dân nhất. Nhưng ít tài xế biết rằng chúng lại có thể là nguyên nhân chính gây ra nhiều vụ cháy xe. Lý do, đối với những chai nước trong suốt, khi đặt chúng dưới ánh nắng mặt trời sẽ khiến một lượng ánh sáng lớn bị hội tụ tập trung ở một vị trí dễ gây cháy.

Bên cạnh đó, nước khoáng đóng chai nhựa mà để trên xe lâu ngày trong điều kiện nắng nóng, mọi người cũng không nên sử dụng nữa vì tác động nhiệt làm biến tính chất liệu nhựa ảnh hưởng chất lượng của nước trong chai, rất có hại có sức khỏe.

Mỹ phẩm và thuốc

Mỹ phẩm là món đồ bất ly thân của phụ nữ. Việc mang theo các loại mỹ phẩm như kem chống nắng, son môi, phấn,… là thường xuyên để tiện làm đẹp trên xe.

Những vật dụng không nên để trong ô tô khi trời nắng nóng

Mỹ phẩm và thuốc đều là những hợp chất hóa học nhạy cảm với nhiệt độ cao vì có thể gây biến đổi thành phần bên trong tạo ra tác dụng không tốt tới người dùng như mẩn ngứa, dị ứng. Đặc biệt, loại kem chống nắng dạng chai xịt cũng dễ nổ khi gặp nhiệt độ cao. Các loại mỹ phẩm và thuốc thường được hướng dẫn cách bảo quản trên vỏ hộp, nắp hộp ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Vì vậy lời khuyên dành cho các tài xế, đặc biệt là các tài xế nữ đó là không nên để mỹ phẩm và thuốc trong ô tô nếu đỗ lâu dưới nắng nóng. Nếu có đem theo để sử dụng thì cần mang ra ngoài ngay khi xuống xe.

Bật lửa

Những vật dụng không nên để trong ô tô khi trời nắng nóng

Nếu như mỹ phẩm là vật bất ly thân của phụ nữ thì với nhiều tài xế nam, thuốc lá lại là thú vui ngày thường. Những vật dụng như bật lửa ga hoặc bật lửa xăng thường mang theo người, có khi cũng để ngay trên xe. Khi chúng bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp và dưới tác động của nhiệt độ cao trong xe, khí gas giãn nở, dễ gây phát nổ, cháy da ghế hoặc vỡ kính. Vì vậy, khi không sử dụng xe, nên mang theo người luôn.

Bình chữa cháy

Bình chữa cháy là một vật dụng bắt buộc phải có trên xe ô tô. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp bình trong xe nổ bất ngờ khi người sử dụng đặt bình chữa cháy ở gần nơi mặt trời chiếu vào như cốp chứa đồ bảng táp-lô trước hay khay để đồ bên dưới kính sau những dòng xe con.

Tuy không gây cháy xe nhưng hậu quả của việc nổ bình chữa cháy là không hề nhỏ. Bên cạnh việc có thể gây hư hỏng các bộ phận bên trong xe như nứt kính, bể dàn táp-lô.

Những vật dụng không nên để trong ô tô khi trời nắng nóng

Theo một số chuyên gia kỹ thuật, bình chữa cháy là dạng khí nén ở áp suất cao, cần được bảo quản trong điều kiện mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản bình từ -10 độ C đến + 55 độ C. Tuy nhiên, với khí hậu của Việt Nam nhất là vào mùa hè, nắng nóng, đỗ xe dưới trời nắng hơn 40 độ C, thì nhiệt độ bên trong xe có thể lên tới 60 độ C.

Đặc biệt, bảng táp-lô trên xe làm bằng vật liệu nhựa hoặc da, nằm dưới kính trước sẽ hấp thụ trực tiếp nhiệt lượng từ mặt trời, nên nhiệt độ vùng này thường xuyên vào khoảng từ 70 đến 80 độ C, cao hơn nhiều so với ngưỡng các bình chữa cháy chịu được.

Do đó, tránh để bình chữa cháy ở những nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Những vị trí dễ bị tăng nhiệt độ lên cao như hộc chứa đồ phía trước hay vị trí để đồ sau hàng ghế thứ hai của những chiếc sedan.

 

SourceNews otoFun