Siêu tăng T-14 Armata chưa vào được biên chế Nga chỉ vì... quá hiện đại
Do mang quá nhiều công nghệ vượt trước thời đại, nhiều lỗi kỹ thuật chưa thể khắc phục ngay vì thiếu kinh phí; do vậy siêu tăng T-14 Armata của Nga tiếp tục phải lùi thời điểm bàn giao.
Vào ngày 9/5/2015, tại cuộc Diễu Hành quân sự Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Phát Xít của Nga, lần đầu tiên thế giới chứng kiến loại Xe Tăng thế hệ mới T-14 Armata, diễu hành trên Quảng Trường Đỏ.
Theo kế hoạch ban đầu, quân đội Nga sẽ đưa vào Biên Chế loạt xe tăng T-14 đầu tiên vào cuối năm 2020; nhưng theo truyền thông Nga cho biết, động cơ của T-14 có lỗi thiết kế và thời điểm Bàn Giao Chưa Thể tiến hành trong năm nay.
Động Cơ được thiết kế giành cho T-14 là loại động cơ diesel tăng áp A-85-3/12H360, được phát triển bởi Nhà máy chế tạo máy kéo Chelyabinsk; các xi-lanh của động cơ được bố trí hình chữ X, một thiết kế trước kia chỉ giành cho các loại máy bay sử dụng động cơ pit-tông.
Với tất cả các loại động cơ diesel chế tạo cho xe tăng trên thế giới hiện nay, động cơ thường bố trí xi-lanh Kiểu Chữ V hoặc thẳng hàng; nhưng bố trí kiểu chữ X thì chưa từng có; có thể nói đây là một động cơ mang Tính Cách Mạng. Ảnh: Động cơ 9V22 bố trí xi-lanh hình chữ V, lắp trên Xe Tăng T-90 của Nga.
Ưu điểm của loại động cơ này là có cấu trúc nhỏ gọn, chỉ số công suất của động cơ 12H360 trong giai đoạn đầu phát triển là 883 mã lực và sẽ đạt 1.103 mã lực khi công nghệ hoàn thiện. Nếu so sánh, động cơ 12H360 hiện có, tương đương với công suất của động cơ diesel loạt B2 đã được sử dụng từ loạt xe tăng T-64 dưới thời Liên Xô, nhưng nhỏ gọn hơn nhiều.
Do là thiết kế đầu tiên, chưa có tài liệu hoặc kinh nghiệm tham khảo, nên khi gặp sự cố hoặc Lỗi Kỹ Thuật, mọi thứ phải rà soát từ đầu, không thể gấp gáp được; và đây cũng là những lỗi ban đầu khó có thể tránh khỏi khi phát triển bất kỳ loại động cơ mới nào.
T-14 Armata là loại xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ hoàn toàn mới, thay thế thiết kế xe tăng truyền thống của Nga. Thiết kế T-14 mang tính cách mạng nhất của nó, là sử dụng tháp pháo không người lái; buồng chiến đấu hoàn toàn tách biệt và nằm trong thân xe.
Tháp pháo không người lái về mặt lý thuyết có thể làm giảm đáng kể về thể tích cũng như diện tích bề mặt của nó. Trong khi duy trì khả năng bảo vệ tương tự, nó có thể giảm đáng kể trọng lượng so với tháp pháo có người lái. Tuy nhiên tháp pháo là nơi dễ bị trúng hỏa lực của đối phương, do vậy cũng không thể giảm trọng lượng của tháp pháo.
Việc bố trí các thành viên đều trong thân xe, nhằm đảm bảo an toàn; nhưng việc thu thập thông tin chiến trường lúc này, đều phải dựa vào các cảm biến. Tuy nhiên, độ phân giải của cảm biến quang điện, không thể so sánh với mắt người và nó chỉ có thể được bù bằng công nghệ VR (công nghệ mô phỏng, giống hoàn toàn với thế giới thực), nhưng Nga chưa bao giờ đi đầu về công nghệ này.
Ngoài ra, việc bố trí so le các thành viên ở phía trước thân xe, dẫn đến phải kéo dài thân xe ra đến 8,7 m, trong khi T-90 chỉ dài 6,86 m; như vậy chiều dài của T-14 dài hơn T-90 đến 1,84 m; tăng 21,1%. Ảnh: Xe tăng T-90 (phải) và T-14 (trái) trong cuộc diễu binh.
Vì vậy xe tăng T-14 Armata nặng hơn T-90 khoảng 8,5 tấn, nhưng hiệu suất bảo vệ không được cải thiện về mặt chất lượng; mặc dù T-14 về trọng lượng tháp pháo nhỏ hơn. Bên cạnh đó, T-14 được "chất đống" nhiều thiết bị phòng thủ chủ động, nhưng hiệu quả của các thiết bị phòng thủ chủ động này không thể hoàn toàn yên tâm khi các mối đe dọa chiến trường ngày càng đa dạng.
Việc khắc phục các lỗi kỹ thuật của T-14 hoàn toàn nằm trong khả năng của Nga, nhưng cái khó là Kinh Phí; những năm vừa qua, do kinh tế đất nước gặp khó khăn, nên ngân sách quốc phòng của Nga cũng bị cắt giảm; ngoài ra năm 2020, kinh tế Nga bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19 và giá dầu lao dốc; do vậy Nga khó lòng đưa T-14 Armata vào biên chế trong năm nay.