Tìm hiểu về muội than động cơ ô tô và cách vệ sinh hiệu quả

| Thị trường
Xếp hạng 4.2 - 9 đánh giá

Hệ thống nhiên liệu nào cũng có muội than, chúng sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu và bám cứng vào các chi tiết trong hệ thống nhiên liệu. Vậy việc vệ sinh muội than động cơ có cần thiết?

Xăng và diesel hoạt động bằng cách đốt cháy đốt cháy . Trong quá trình xe vận hành, sẽ có một lượng xăng/diesel nhỏ không đi vào xi-lanh sau khi phun hoặc hòa khí không được đốt cháy hoàn toàn. Hợp chất sót lại này, sau một thời gian cháy ở nhiệt độ cao sẽ hình thành than. Tình trạng này dễ xảy ra hơn khi xe thường xuyên chạy ở tốc độ thấp với vòng tua máy không cao.

Muội than trong động cơ và hệ thống xả. Với động cơ, đó là các chi tiết như vòm buồng đốt, kim phun nhiên liệu, bugi (động cơ xăng), các xupap nạp/xả hay các piston. Điều này khiến xe sụt giảm hiệu năng và tiêu tốn nhiên liệu hơn.

Tìm hiểu về muội than động cơ ô tô và cách vệ sinh hiệu quả

Muội than thường xuất hiện trong động cơ và hệ thống xả

Dù ít đọng muội than hơn động cơ diesel, động cơ xăng, đặc biệt các loại dùng công nghệ phun xăng trực tiếp ( - GDI) vẫn tiềm tàng khả năng bị bám muội than. Nhất là khi chất lượng xăng không đảm bảo, lẫn nhiều tạp chất.

Theo khuyến cáo, muội than nên được thực hiện sau mỗi 10.000-20.000 km, tùy điều kiện vận hành và chất lượng nhiên liệu sử dụng.

Các phương pháp vệ sinh muội than động cơ

Có 3 phương pháp để làm sạch muội than, giúp chủ xe tránh được các hiện tượng trên:

Đầu tiên, bạn nên đi một chuyến thật dài. Khi sử dụng xe lâu, một lượng lớn nhiên liệu được phun qua kim, qua đó làm sạch chúng.

Thứ hai, bạn nên sử dụng xăng chất lượng tốt. Tại Bắc Mỹ, gần như tất cả các nhà sản xuất xăng đều thêm vào chất phụ gia để làm sạch muội than kim phun. Tuy nhiên, thành phần cũng như chủng loại đều được giữ kín.

Tìm hiểu về muội than động cơ ô tô và cách vệ sinh hiệu quả

Theo khuyến cáo, vệ sinh muội than nên được thực hiện sau mỗi 10.000-20.000 km

Cách thứ ba là sử dụng chất làm sạch từ một hãng thứ ba. Tốt nhất là hãy chọn hãng nào được các công ty sản xuất có chứng nhận. Phương pháp này có thể làm sạch cả hệ thống nhiên liệu (kim phun, xupap, xilanh-piston).

Với cặn ở phía sau xupap (piston-xilanh), việc loại bỏ khó khăn hơn nhiều. Thậm chí cả khi tháo ra, kỹ thuật viên cũng khó làm sạch chúng. Những khối cặn này làm ảnh hưởng tới dòng khí đi vào và đôi lúc chúng đủ lớn để làm kín, khiến động cơ yếu đi trông thấy.

Cuối cùng, để giữ động cơ sạch, nên thay dầu và lưới lọc dầu thường xuyên để giảm nguy cơ gặp phải những tình huống này.

Bởi Thu Hà, 21 giờ trước

SourceCartimes