Khủng hoảng tài chính những năm 30, chiến tranh thế giới thứ 2, cuộc khủng khoảng dầu mỏ những năm 70, 80 và 2008, tất cả đều là mốc thời gian “chết chóc” với nhiều hãng ôtô thế giới.
Ford 1949: Sau Thế Chiến 2, các Hãng Xe Mỹ phải vật lộn và tìm mọi cách để tồn tại. Những cái tên như Ford, Chrysler, và General Motors không muốn theo vết xe đổ Phá Sản của nhiều thương hiệu trước đó.
Trong số này, Ford tỏ ra bết bát nhất, đặc biệt sau khi người sáng lập Henry Ford qua đời (năm 1947).
May cho Ford là người thừa kế Henry Ford Ii đã xuất hiện kịp thời. Toàn bộ xe Cổ Lỗ Sĩ trước Thời Chiến được thay thế bằng Ford 1949.
Ford 1949 không có tên cụ thể. Thời đó, các hãng xe chỉ bán duy nhất một model với nhiều biến thể và kiểu xe khác nhau.
Model 1949 được thiết kế hoàn toàn mới và là mẫu xe mới đầu tiên sau Thế chiến 2. Ford 1949 gặt hái thành công, cứu Ford thoát khỏi Bãi Lầy phá sản.
Mercedes-Benz 300Sl 1955: Sau Thế chiến 2, Đức gặp rất nhiều khó khăn. Hãng xe Mercedes-Benz gần như không thể tiếp tục hoạt động sản xuất.
Các nhà máy Mercedes-Benz bị phá hủy, nhiều model xe trước thời chiến đã lỗi thời và không thể cạnh tranh với đối thủ mới hơn.
Rất may khi đó (năm 1952), kỹ sư trưởng Rudolf Uhlenhaut tạo ra mẫu xe Ư194, giành chiến thắng tại hầu hết giải đua lớn.
Với thiết kế cực nhẹ và phần cơ khí thông minh, W194 thắng giải 24 Hours Of Le Mans và Carrera Panamericana.
Khi đó, Max Hoffman, nhà nhập khẩu Mercedes-Benz lớn nhất nước Mỹ, nhìn thấy cơ hội kinh doanh nên đã đề nghị hãng xe Đức phát triển mẫu xe đua đường thường dựa trên thiết kế W194.
Mercedes-Benz 300SL ra đời từ đó. Xe xuất hiện tại triển lãm New York Auto Show năm 1954 và được sản xuất năm 1955.
Với hai phiên bản Gullwing Coupe và Roadster, Mercedes-Benz 300SL 1955 trở nên đắt khách.
Hãng xe Đức bán được hơn 3.000 xe từ năm 1955 tới 1957.
BMW 700 1959: Cũng như Mercedes-Benz, BMW gặp khó khăn sau Thế chiến 2. Gánh nặng tài chính và hạ tầng bị phá hủy khiến hãng xe Đức gần như không thể duy trì hoạt động.
BMW thậm chí còn bị cấm tái sản xuất ôtô. Hãng chuyển sang sản xuất đồ nhà bếp và xe đạp. Tới năm 1948, BMW được phép sản xuất môtô, và năm 1952 mới được phép sản xuất ôtô.
Năm 1952 đánh dấu cột mốc mới với mẫu sedan hạng sang 501. Năm 1955, BMW bắt đầu sản xuất xe cỡ nhỏ Isetta theo dạng giấy phép.
Tuy nhiên, doanh số bán chậm khiến BMW suýt phá sản cuối những năm 1950. Trước đó, BMW còn ra mắt mẫu xe 507 (năm 1956) nhưng không thành công do chi phí cao, thu không đủ bù chi.
Tình hình bi đát tới mức BMW phải chấp nhận đề nghị mua lại của Mercedes-Benz.
Tuy nhiên, chỉ ít tháng trước khi thỏa thuận sáp nhập được chốt lại, BMW ra mắt mẫu xe 700.
Chiếc sedan cỡ nhỏ dễ lái, chi phí bảo dưỡng thấp ngay lập tức gây chú ý và thật kỳ diệu đã giúp Níu Lại BMW ngay trên bờ vực phá sản.
Sau BMW 700 là New Class (1962), loạt xe giúp BMW hồi sinh mạnh mẽ và trở thành hãng xe độc lập về tài chính. New Class sau đó được thay thế bằng 3 Series và 5 Series.
Việt Hùng