“Vạch trần” hàng loạt các tồn tại trong kinh doanh vận tải

| Thị trường
Xếp hạng 4.1 - 9 đánh giá

Bộ Giao thông Vận tải vừa có kết quả thanh tra chính thức về hoạt động kinh doanh vận tải ở các tỉnh Quảng Ninh, Phú Thọ, Nghệ An trong đó đã chỉ ra hàng loạt các loạt tồn tại từ công tác quản lý, cấp phép kinh doanh vận tải, phương tiện và người lái, côn

Đụng đâu sai đó, quên xử lý vi phạm?

Theo báo cáo của Bộ Vận tải, qua kiểm tra, nhiều địa phương đã tăng cường công tác quản lý Nhà nước về vận tải; các phương tiện vận tải đã được lắp thiết bị giám sát hành trình theo quy định bước đầu thực hiện có hiệu quả việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm thông qua thiết bị này...

Tuy nhiên, một số đơn vị còn buông lỏng, chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý vận tải; giám sát hoạt động của phương tiện, lái xe của một số đơn vị còn lỏng lẻo, chưa ký đầy đủ hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội cho lái xe; tình trạng lái xe vi phạm vượt tốc độ cho phép còn nhiều và đơn vị vận tải chưa có biện pháp xử lý kiên quyết thông qua thiết bị hộp đen… Dẫn chứng, 2/7 đơn vị (tại Phú Thọ) người lái xe có vi phạm thời gian lái xe liên tục (trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình); tại Nghệ An, 4/8 đơn vị có lái xe, nhân viên phục vụ trên xe chưa được tập huấn nghiệp vụ vận tải; không thực hiện đúng quy trình kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện trước khi tham gia hoạt động, không xây dựng kế hoạch đảm bảo hoặc quy trình đảm bảo an toàn giao thông.

“Vạch trần” hàng loạt các tồn tại trong kinh doanh vận tải

CSGT kiểm tra hành chính đối với

Ở tỉnh Quảng Ninh, 6/11 đơn vị có xe được kiểm tra không niêm yết giá cước trong hoặc ngoài xe, 3/11 đơn vị có xe được kiểm tra tại hiện trường không niêm yết tên hoặc số điện thoại của đơn vị ở bên cánh cửa xe hoặc bên thành xe; 6/11 đơn vị có nhiều lái xe chưa được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định; 4/11 đơn vị có lái xe, nhân viên phục vụ trên xe chưa được tập huấn nghiệp vụ vận tải, an toàn giao thông…

Đặc biệt, một số đơn vị có nhiều xe không đảm bảo điều kiện hoạt động kinh doanh vận tải, đây là các xe do các đơn vị vận tải ký hợp đồng thuê xe. Thế nhưng, việc ký hợp đồng thuê xe chỉ là hình thức để xin phù hiệu xe, thực chất các đơn vị không thuê xe để kinh doanh vận tải theo quy định.

Do đó, các đơn vị vận tải không có quyền sử dụng hợp pháp đối với các xe đi thuê, các xe đi thuê không đảm bảo điều kiện theo quy định. Điển hình là tại tỉnh Quảng Ninh có tới 207 tuyến xe cố định, hợp đồng và 321 xe taxi; tỉnh Nghệ An có 38 xe.

Đi sâu vào thanh tra Sở Giao thông Vận tải-đơn vị quản lý Nhà nước về hoạt động vận tải của 3 địa phương nêu trên, Bộ Giao thông Vận tải đã phát hiện được nhiều tồn tại khi chưa thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động vận tải bằng xe ôtô qua thiết bị giám sát hành trình hoặc đã thực hiện kiểm tra, giám sát nhưng không xử lý các vi phạm, đặc biệt đối với các vi phạm về tốc độ, hành trình chạy xe, thời gian lái xe…

Thậm chí, các Sở Giao thông Vận tải chưa thẩm định kỹ hồ sơ cấp phù hiệu cho các xe đi thuê dẫn đến phù hiệu cho xe chưa đảm bảo điều kiện hoạt động kinh doanh vận tải; thực hiện cấp một số phù hiệu xe tuyến cố định có thời hạn không đúng với thời hạn có hiệu lực của giấy phép kinh doanh vận tải…

Thu hồi phù hiệu xe đi thuê

Trước thực trạng vi phạm trên, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh, Phú Thọ, Nghệ An xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đặc biệt vi phạm liên quan đến điều kiện kinh doanh vận tải; hoạt động khi không có giấy phép kinh doanh vận tải; buông lỏng quản lý hoạt động của phương tiện, người lái và các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông (như: Chạy quá tốc độ, sai hành trình, quá thời gian làm việc của lái xe...).

Bộ Giao thông Vận tải cũng đề nghị các Sở Giao thông Vận tải thu hồi phù hiệu xe đối với các xe đi thuê của đơn vị vận tải do các xe không thuộc quyền sử dụng hợp pháp của Công ty, không đảm bảo điều kiện kinh doanh vận tải theo quy định.

“Riêng tỉnh Quảng Ninh, do số lượng xe phải thu hồi phù hiệu lớn và để đảm bảo ổn định hoạt động vận tải nên Bộ đề nghị Sở Giao thông Vận tải trước ngày 1/6 yêu cầu, hướng dẫn các đơn vị thực hiện quản lý, sử dụng các xe đi thuê để kinh doanh vận tải theo đúng quy định. Sau ngày 1/6, nếu không thực hiện thù thu hồi phù hiệu các xe không thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị vận tải đồng thời tiến hành ra soát, kiểm tra việc quản lý sử dụng các xe đi thuê của các đơn vị còn lại chưa được thanh kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý”, kết luận của Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ.

Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề nghị các Sở địa phương tiếp tục tăng cường thanh kiểm tra nhằm siết chặt hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ôtô; tăng cường công tác kiểm tra tại đầu bến đối với các xe chở khách, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm; chỉ đạo Thanh tra Sở tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các xe vi phạm trong hoạt động vận tải như xe chạy sai hành trình, dừng đỗ đón trả khách sai quy định, "xe dù, bến cóc", “xe núp bóng” hợp đồng để chạy tuyến cố định…

Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trong tháng tư vừa qua, lực lượng liên ngành tại các trạm cân và Thanh tra các Cục Quản lý đường bộ đã kiểm tra, xử lý được hơn 5.300 xe vi phạm về tải trọng.

Cụ thể, lực lượng tại các Trạm kiểm soát tải trọng xe (lực lượng Thanh tra giao thông và Công an) và Thanh tra các Sở Giao thông Vận tải sử dụng cân xách tay đã tiến hành kiểm tra 70.667 xe, trong đó 5.158 xe vi phạm về tải trọng, 458 xe vi phạm về kích thước thùng hàng, tước 1.696 giấy phép lái xe, xử phạt nộp kho bạc Nhà nước 38,2 tỷ đồng.

Thanh tra các Cục Quản lý đường bộ đã tiến hành kiểm tra 232 xe, trong đó 154 xe vi phạm về tải trọng, 48 xe vi phạm về kích thước thùng hàng, tước 98 giấy phép lái xe, xử phạt nộp kho bạc nhà nước 3,9 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, một số địa phương có kết quả chưa tốt, theo phản ánh của người dân về đường dây nóng của Tổng cục Đường bộ, vẫn còn xe quá tải lưu thông trên địa bàn các tỉnh, thành phố mà chưa bị các lực lượng chức năng của địa phương kiểm tra, xử lý triệt để.

Nhằm quản lý công tác “siết” xe quá tải trong thời gian tới, Tổng cục Đường bộ đề nghị các Sở Giao thông Vận tải, Thanh tra giao thông tiếp tục phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát giao thông và lực lượng Cảnh sát trật tự, Kiểm soát Quân sự thực hiện nghiêm túc công tác kiểm soát tải trọng xe tại các trạm cân, nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý vi phạm, đảm bảo số xe vi phạm trong số xe dừng cân kiểm tra đạt tỷ lệ cao, hạn chế đến mức thấp nhất việc dừng các xe không vi phạm, thao tác tiến hành cân không chính xác, gây lãng phí thời gian, tâm lý bức xúc cho chủ xe, lái xe

Thanh tra đột xuất (đặc biệt vào ban đêm), tập trung tại các đầu nguồn hàng, kho bãi, bến cảng; đặc biệt là các mỏ đá, nhà máy xi măng, nhà máy chế biến nông, lâm sản, nhà máy chế biến gỗ và kiểm tra các phương tiện chở vật tư, vật liệu xây dựng lưu thông vào ban đêm, các phương tiện hết niên hạn sử dụng chở hàng quá tải chủ yếu lưu thông trên các tuyến đường huyện, đường xã.

Theo Việt Hùng (TTTĐ)

SourceXeHay