Tesla đi trước ngành công nghiệp ô tô toàn cầu 5- 6 năm

| Thị trường
Xếp hạng 3.6 - 9 đánh giá

Mặc dù doanh số bán xe của Toyota và Volkswagen đạt trung bình 10 chiếc/ năm, bỏ xa con số 367.500 của Tesla nhưng hai ông lớn trong ngành ô tô vẫn bị Tesla cho 'hít khói' khi nhắc đến công nghệ chế tạo.

Tờ báo mới đây đã gây sốc khi đưa ra kết luận rằng công nghệ của vẫn còn thua xa non trẻ Tesla tới tận 5-6 năm. Kết luận này được đưa ra sau khi Nikkei phân tích kĩ lưỡng Tesla – chiếc xe điện giá rẻ của hãng, hiện đang được bán với mức giá khởi điểm 33,000 USD.

Tesla đi trước ngành công nghiệp ô tô toàn cầu 5- 6 năm

Tesla sở hữu công nghệ chế tạo mà nhiều hãng xe ao ước. Nguồn: Nikkei

Chi tiết ấn tượng nhất mà chiếc Model 3 sở hữu chính là bộ điều khiển trung tâm, hay còn được gọi là “máy tính tự lái hoàn chỉnh” - 3. Nikkei nhận định đây chính là “vũ khí công nghệ tối ưu” giúp Tesla dẫn đầu trong thị trường xe điện hiện nay. Một đến đang làm việc cho một hãng xe Nhật đã phải thừa nhận “không thể chế tạo được trang bị tương tự” sau khi xem xét cấu trúc của Hardware 3.

Kể từ quý I/2019, Tesla đã trang bị Module Hardware 3 trên tất cả các dòng xe Model 3, và Model X. Đi kèm với đó là 2 chip AI được phát triển bởi Tesla có tích hợp phần mềm chuyên dụng thiết kế dành riêng cho Hardware 3. Ngoài ra, Hardware 3 không những cho phép các dòng xe điện của Tesla có thể tự hành hoàn toàn mà còn giúp nâng tầm hệ thống thông tin giải trí của xe.

Tesla đi trước ngành công nghiệp ô tô toàn cầu 5- 6 năm

Hình ảnh của Hardware 3 sau khi được mổ xẻ chi tiết. Nguồn: Nikkei

Với khả năng xử lí dữ liệu lớn nhờ sử dụng máy tính làm trung tâm, cấu trúc Hardware 3 thực sự là chiếc chìa khóa mở ra mới của dòng xe tương lai – thông minh hơn, tự chủ hơn.Nikkei cho biết những người trong ngành ô tô hi vọng cấu trúc này sẽ sớm được đưa vào sử dụng đại trà vào khoảng năm 2025.

Nhận định này đồng nghĩa với việc Tesla đã đánh bại mọi đối thủ và đang đi trước cả nền công nghiệp ô tô toàn cầu 6 năm – một khoảng cách thực sự đáng sợ.

Trước đó vào năm 2014, Tesla đã trình làng một hệ thống tương tự với tên gọi Hardware 1. Đây là hệ thống hỗ trợ người lái với các tính năng cơ bản như cho phép xe đi theo xe khác trên đường cao tốc hay tự động chuyển làn. Sau đó cứ mỗi 2 tới 3 năm, Tesla lại tiếp tục nâng cấp và cho ra sản phẩm hoàn hảo là Hardware 3 như hiện tại.

Trên thực tế, với nguồn tài chính khổng lồ và đội ngũ nhân lực tài năng của mình, Toyota hay VW hoàn toàn có thể làm điều tương tự Tesla. Tuy nhiên, theo như kĩ sư ở trên cho biết, nguyên nhân khiến các hãng xe này không thể sản xuất cấu trúc tương tự không nằm ở rào cản công nghệ mà chính là do họ không muốn mất đi chuỗi cung ứng linh kiện được xây dựng hàng thập kỉ qua của mình.

Trong khi đó, khác với các nhà sản xuất ô tô khác, Tesla luôn tự mình chế tạo các linh kiện xe khi hầu hết các bộ phận bên trong Model 3 đều có in logo của hãng. Điều này đồng nghĩa với việc thay vì phụ thuộc vào các nhà cung ứng khác, Tesla có thể tự ý thay đổi hay nâng cấp bất kì trang bị nào khi họ muốn đồng thời duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với các công nghệ chính trong xe của mình.

Nikkei khẳng định nếu mô hình của Tesla tiếp tục thành công thì các nhà sản xuất ô tô trên thế giới sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc học theo Tesla và chấm dứt mô hình kinh doanh cũng như chuỗi cung ứng cũ.

(Theo Nikkei)

SourceVietnamNet