10 nguyên nhân khiến đèn báo lỗi động cơ sáng
Đèn báo lỗi động cơ (check engine) là đèn cảnh báo lỗi tổng quát nhất trong số các loại đèn trên xe ô tô, bởi liên quan đến rất nhiều chi tiết máy. Khi đèn báo sáng mà không tắt đi trên bảng táp - lô, đó là lúc bạn nên kiểm tra động cơ xe.
Dưới đây là 10 hỏng hóc thường gặp làm xe báo lỗi đèn check Engine, giúp bạn “bắt bệnh” để đem xe đi sửa chữa.
1. Hỏng dây cao áp, bộ chia điện
Tùy từng loại xe có thể sử dụng hệ thống điện đánh lửa khác nhau để cấp điện cho bugi. Khi một trong các thành tố của hệ thống điện đánh lửa bị hỏng sẽ gây ra hiện tượng đánh lửa sai, Nhiên Liệu không được đốt hết, làm giảm hiệu suất của xe và có khả năng làm hỏng Bộ Lọc Khí Thải.
2. Hỏng Cuộn Dây lửa
Cuộn dây lửa (hay còn gọi là bô-bin lửa) cung cấp điện cao áp để bugi tạo ra tia lửa điện. Động cơ bị nóng thường xuyên có thể làm bô-bin lửa bị yếu hay bị hỏng.
Bô-bin lửa hỏng xe sẽ khiến xe không khởi động được, nếu bị yếu xe sẽ tốn hao nhiên liệu và có thể dẫn đến hỏng bộ chuyển đổi xúc tác.
3. Hỏng cảm biến đo gió
Cảm biến đo gió có chức năng đo lượng khí vào động cơ và ECU tính toán lượng nhiên liệu phù hợp sẽ được phun vào trong buồng đốt. Khi cảm biến này hoạt động không đúng sẽ làm mất cân bằng tỷ lệ gió và xăng, giảm hiệu suất của động cơ.
4. Hệ thống tuần hoàn Khí Xả
Theo thời gian sử dụng, cặn bẩn và muội than dần tích tụ và gây tắc các đường ống dẫn khí thải. Đây là nguyên nhân khiến xe "ăn" xăng tốn hơn, Công Xuất yếu đi và đèn check engine bật sáng.
5. Nắp bình nhiên liệu hỏng
Trên thực tế, nắp bình nhiên liệu quan trọng hơn bạn tưởng nhiều. Nếu như nó bị nứt, hỏng hoặc không đóng chặt, nhiên liệu sẽ bị bay hơi hết và khiến toàn bộ hệ thống đốt nhiên liệu của xe bị trục trặc, dẫn tới việc xe ăn xăng và thải nhiều khí hơn.
6. Cài đặt thiết bị báo động không đúng cách
Muốn gắn thiết bị báo động bạn nên quyết định trước khi nhận xe để đại lý lắp đặt đúng chủng loại. Không nên tự mua và tự gắn vì thiết bị báo động có rất nhiều chủng loại có thể không tương thích với các thiết bị trên xe của bạn.
7. Cảm biến ô-xy không hoạt động
Cảm biến ô-xy làm nhiệm vụ đo lượng ô-xy chưa được đốt cháy thoát ra ngoài ống xả và báo cho bộ điều khiển ECU điều chỉnh lượng nhiên liệu phun vào. Cảm biến này bị hư hỏng hoặc không hoạt động có thể làm tăng lượng tiêu hao nhiên liệu tới 30%.
8. Kim phun xăng
Theo thời gian, bình chứa nhiên liệu sẽ tích tụ một lượng cặn bẩn nhất định và chúng có thể bám dày vào đầu kim phun. Ống dẫn và kim phun xăng bị bám cặn cũng là một trong những nguyên nhân khiến đèn báo lỗi động cơ phát sáng.
9. Kẹt Rơ Le van lọc khí nhiên liệu
Rơ le van lọc của hệ thống EVAP ( là hệ thống lọc hơi thoát ra từ bình xăng hay hệ thống phun nhiên liệu) làm nhiệm vụ kiểm soát khí thoát ra từ hệ thống nhiên liệu thoát ra. Rơ le này làm việc theo chu kỳ và có thể bị kẹt làm van luôn mở.
10. Hỏng van điều khiển lọc khí
Van này là một phần của hệ thống EVAP. Khi động cơ khởi động và nóng lên, hệ thống điều khiển động cơ (ECU) cho phép van này từ từ mở ra để một phần hơi xăng từ Bầu Lọc than vào và được đốt cháy trong buồng đốt. Đèn Báo lỗi động cơ sẽ sáng khi luồng khí này nhiều hơn hay ít hơn mức đặt trong ECU.
Theo Báo Nghệ An
Xem link gốc Nguồn: https://baonghean.vn/10-nguyen-nhan-khien-den-bao-loi-dong-co-sang-149095.html