Bài 5: Nhức nhối tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

| Thị trường
Xếp hạng 3.6 - 11 đánh giá

ở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản tới các cơ sở giáo dục và đơn vị trường học yêu cầu học sinh thực hiện đúng quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, thậm chí đưa ra những hình phạt nặng nếu mắc lỗi. Tuy nhiên, t

“Cả nhà” cùng vi phạm…!

Sau nhiều ngày khảo sát tại một số cổng trường của các quận nội thành Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô chứng kiến rất nhiều không chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Thậm chí, nhiều phụ huynh khi đưa đón con cũng không thực hiện đúng các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông như: Không đội mũ bảo hiểm, đỗ tràn lan tại những nơi có biển cấm đỗ, đèo ba bốn người…

Bài 5: Nhức nhối tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Tình trạng không hiếm thấy trên đường phố Hà Nội.

Có mặt tại trường đạt chuẩn quốc gia THCS Tô Hoàng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), khoảng 11h trưa ngày 21/4, phóng viên chứng kiến cảnh nhiều phụ huynh học sinh đi xe máy xếp thành hàng ngang, hàng dọc lộn xộn trước cổng trường. Do cổng trường nằm ngay chân cầu vượt gần ngã tư Đại Cồ Việt – Phố Huế nên lượng xe cộ qua đây luôn đông đúc. Khi học sinh tan trường, nhiều người không thèm để ý đến con em mình có đội mũ bảo hiểm hay không, cứ thấy con ngồi lên xe là phóng… đi luôn. Thậm chí, có phụ huynh cũng không đội mũ bảo hiểm còn đi ngược chiều về phía đường Đại Cồ Việt, hết sức nguy hiểm với bản thân và các chủ phương tiện khác. Trong khoảng 15 phút chờ đợi, phóng viên thống kê có tới vài chục trường hợp phụ huynh chở con mình vi phạm luật giao thông. Cùng với đó, các học sinh từ trong trường để đầu trần “vô tư” điều khiển xe đạp điện rồi tụm năm, tụm ba trước cổng kéo thành hàng dài đến tận ngã tư Đại Cồ Việt – Phố Huế, gây ách tắc giao thông. Các phương tiện qua đây phải bóp cỏi inh ỏi để hạn chế va chạm với các em học sinh này.

Cũng ngay chiều hôm đó, vào giờ tan tầm, phóng viên có mặt tại trường THCS Tây Sơn (trên đường Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tình trạng tương tự cũng diễn ra khiến giao thông luôn ùn tắc.

Tại các trường THCS là vậy, ở các trường THPT tình trạng cũng không khá hơn.

Tại trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), giờ tan học, hàng chục học sinh “đầu trần” đi xe máy, xe đạp điện phóng từ khu vực cổng trường đi ra. Còn tại trường THPT Trần Phú (quận Hoàn Kiếm) học sinh ngoài không đội mũ còn tụ tập thành đám đông trước cổng. Nhiều học sinh, đội mũ bảo hiểm đi xe đạp điện từ trong sân trường ra khỏi cổng đã tháo ngay mũ ra khỏi đầu. Sau đó, các học sinh này tụ tập rất đông tại cổng trường để “buôn dưa lê” rất lâu mới về, gây cản trở giao thông tại khu vực này. Có một điều kỳ lạ là tất cả các trường trên đều không thấy có bóng dáng giáo viên hay nhân viên bảo vệ nhắc nhở các em. 

Công văn nhiều… hiệu quả ít

Trong thời gian qua, để trấn chỉnh tình trạng trật tự, an toàn giao thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã ra rất nhiều các công văn chỉ đạo, phối hợp với các ngành, các trường nhưng thực sự chưa hiệu quả như mong đợi. Mới đây nhất, ngày 14/3/2016 Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành văn bản kế hoạch số 1062/KH-SGD&ĐT về “Tổ chức phong trào thi đua bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong ngành giáo dục giai đoạn 2016-2020” để các nhà trường thực hiện. Tuy nhiên, hơn một tháng trôi qua, tình trạngvi phạm Luật giao thông của học sinh và phụ huynh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. 

Theo thống kê sơ bộ của đội CSGT số 3 Công an TP Hà Nội (phụ trách địa bàn quận Đống Đa, TP Hà Nội), từ đầu năm 2016 đến nay, đơn vị này đã xử lí khoảng 150 trường hợp vi phạm giao thông của học sinh, sinh viên; trong đó phổ biến là đi xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đi bộ không đúng nơi quy định.

Khi PV đề cập vấn đề các cấp, ngành đã thực hiện tuyên truyền, chỉ đạo nhiều đến các trường nhưng học sinh vẫn vi phạm, bà Trần Thị Hoa Lư – Phó hiệu trưởng trường THPT Trần Phú (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - nơi có tới 1.925 học sinh theo học) cho biết: Nguyên nhân chính khiến học sinh vi phạm là các em (nhất là các em nữ) đi xe đạp điện sợ đội mũ lên làm mất đi vẻ đẹp của mái tóc. Bên cạnh đó, sự chủ quan, kinh nghiệm sống chưa có; thầy cô giáo dục rất nhiều nhưng các em chưa nhận thức hết được sự nguy hiểm và tác hại của việc vi phạm các quy định khi tham gia giao thông. Ở độ tuổi này, về mặt tâm lí, các em thường sốc nổi, bồng bột trong nhận thức các vấn đề, chưa có ý thức chấp hành luật giao thông.

Cũng theo bà Lư, trường THPT Trần Phú năm nào cũng làm rất nhiều cách khác nhau để giáo dục học sinh về vấn đề giao thông tại các buổi sinh hoạt tập thể như: Các buổi tập trung trong toàn trường, sinh hoạt chào cờ thứ hai đầu tuần, sinh hoạt tập thể lớp, ngoại khóa hay các tiết học là môn giáo dục công dân…

Tuy nhiên, khi PV hỏi “làm sao để có một cách hiệu quả” thì bà Lư cho rằng: Cần quá trình. Cái cốt lõi nhất là tạo ra cái nhận thức cho con người ta tức là khi nhận thức được ra vấn đề thì thay đổi được hành động. Nhà trường sẽ tiếp tục thực hiện thật tốt các văn bản của Sở và quy định của trường!

Trao đổi về việc này, bà Hoàng Thị Kim Dung, Giáo viên tổng phụ trách trường THCS Tô Hoàng chia sẻ: Trường hiện có tổng cộng 1.028 học sinh, trong đó, khối lớp 9 có khoảng 150 em. Nguyên nhân chính khiến học sinh vi phạm luật giao thông là ý thức của các em còn kém, chưa lường hết những hậu quả có thể xảy ra. Ở Việt Nam, việc ở các cấp học, Luật giao thông chưa được đặt thành môn học cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc giáo dục ý thức của các em.     

Bà Dung chia sẻ thêm, ngay từ khi nhận được công văn của Sở, Phòng Giáo dục, trường đã triển khai đến tất cả các em học sinh trong trường. Nhà trường đã yêu cầu phụ huynh và học sinh ký bản cam kết và thực hiện theo đúng luật giao thông như: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện; việc dừng đỗ xe của phụ huynh trước cổng, không giao xe cho con khi không đủ tuổi, đủ bằng lái... Ngoài ra, nhà trường còn phối hợp cùng công an phường tuyên truyền về luật giao thông đến các em học sinh; lập một đội thanh niên xung kích để vào sáng thứ hai đầu tuần nhắc nhở phụ huynh đưa con vào trường phải đội mũ bảo hiểm, ghi tên những trường hợp vi phạm để phản ánh với giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu…

Tuy nhiên, khi PV hỏi “với nhiều như trên tại sao học sinh vẫn vi phạm”, bà Dung cho rằng: “Theo quan sát đã có chuyển biến tích cực nhưng chưa thể triệt để ngay được”.

Rõ ràng, hiện nay tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông đã trở thành vấn đề vô cùng nhức nhối. Để giải quyết thực trạng này rất cần sự quyết liệt hơn nữa của cơ quan chức năng, các nhà trường và nhất là sự làm gương của các bậc phụ huynh…

(còn nữa)

Theo Văn Việt (TTTĐ)

SourceXeHay