Đổ tiền "tấn" để không kích IS, Nga vẫn thu lãi gấp nhiều lần

| Thị trường
Xếp hạng 4.1 - 9 đánh giá

Nga đã phải bỏ ra khoảng 464 triệu USD cho hoạt động không kích tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria, nhưng lợi ích mà nước này thu lại thì không thể tính hết. Thông qua hành động này, Nga đã thử nghiệm nhiều loại vũ khí trong thực tế chiến đấ

Đổ tiền

Không quân Nga tiến hành không kích IS tại Syria

Tổng thống Nga - Vladimir Putin từng cho biết, sau hơn 5 tháng hành động của lực lượng không quân Nga tại Syria, nước này đã phải bỏ ra hơn 33 tỷ rúp (464 triệu USD), nhưng so với lợi ích của chiến dịch này mang lại thì số tiền trên không đáng kể.

Điển hình là việc Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự Nga đã nhận được nhiều đề nghị tư vấn đến từ các quốc gia quan tâm đến sản phẩm công nghệ quốc phòng của nước này, trong đó phần lớn là muốn đặt hàng mua các trang thiết bị không quân Nga.

Tháng 12-2015, Algeria đã đề xuất Nga bán cho 12 chiếc Su-32. Hai bên đã tiến hành các cuộc đàm phán liên quan. Được biết, Su-32 thể hiện rất xuất sắc khả năng vượt trội của mình tại chiến trường Syria, nên đã tạo ra động lực mới cho các đàm phán về xuất khẩu dòng máy bay này.

Để mua một đại đội Su-32, Algeria phải bỏ ra ít nhất 500 đến 600 triệu USD, sau đó có thể mua thêm 6-12 chiếc. Đồng thời với gói mua sắm này, dự kiến hai nước còn bắt đầu đàm phán thương vụ mua bán 10 chiếc Su-35S, giá trị của hợp đồng này dự tính rơi vào khoảng 850 đến 900 triệu USD.

Ngoài ra, Algeria còn đặt mua 40 chiếc trực thăng quân dụng Mi-28NE, lô đầu tiên chuẩn bị được bàn giao. Trước đó, Iraq cũng đã mua loại máy bay trực thăng này để dùng vào việc tấn công IS. Theo tính toán của chuyên gia thì giá trị của bản hợp đồng này vào khoảng 600 đến 700 triệu USD. Chưa kể còn có nhiều đơn đặt hàng mua vũ khí của Nga từ các khu vực khác như Đông Nam Á và Trung Đông…

Phó chủ nhiệm Trung tâm phân tích công nghệ và chiến lược Nga - Konstantin Makienko cho biết, sản phẩm quốc phòng Nga ngày càng được sự quan tâm của khác hàng, nhưng hiện chưa trở thành hợp đồng chính thức, hơn nữa cần phải theo chu kỳ sản xuất của sản phẩm. Sau 2-4 năm nữa thì mới đưa ra được quyết toán cuối cùng về các hợp đồng vũ khí mà Nga nhận được.

SourceXeHay