Lái mới, nên sử dụng phanh xe thế nào cho đúng cách?
Phanh là một thao tác rất quan trọng khi điều khiển ô tô, tránh những tình huống va chạm không đáng có. Và chắc chắn đó hẳn là một kỹ năng.
Trường hợp phanh khẩn cấp
Trong trường hợp này, lái xe phải hết sức bình tĩnh, không đạp phanh đột ngột khi xe đang di chuyển với tốc độ cao, khiến xe hoàn toàn mất kiểm soát. Khi di chuyển xe trên cao tốc, trong trường hợp không giữ khoảng cách với xe phía trước thì việc xảy ra Va Chạm Liên Hoàn là rất khó Tránh Khỏi. Thay vào đó, Tài Xế cần giữ chắc vô lăng, đạp phanh cho đến khi cảm thấy Bánh Xe bắt đầu trượt trên đường rồi nhả phanh ra, sau đó lại tiếp tục làm động tác như vậy cho đến khi xe dừng hẳn.
Trong điều kiện môi trường ẩm ướt, đường Trơn Trượt, lái xe càng phải thực hiện đạp phanh nhiều lần để tránh gây trượt xe, phanh nhiều lần trong một thời gian ngắn thì bánh xe càng có điều kiện bám mặt đường và tránh hiện tượng bó cứng phanh.
Trường hợp phanh khi đổ đèo
Khi đang Xuống Dốc, đa phần các xe có tốc độ khá cao, chưa kể kèm theo những đoạn cua gấp. Trong trường hợp này tài xế nên rà phanh từ xa, tránh hiện tượng đang vào cua rồi phanh gấp, rất có thể xe sẽ bị văng và khó tránh khỏi những va chạm, nhất là khi có xe ngược chiều đang di chuyển tới.
Trường hợp phanh khi gặp Khúc Cua
Rà phanh (trail braking) là kỹ thuật được sử dụng nhiều khi di chuyển xe qua khúc cua với thời gian tối thiểu. Thay vì phanh để giảm tốc độ xe xuống ngưỡng thích hợp rồi bỏ phanh vào cua, tài xế vẫn giữ tốc độ cao và bắt đầu rà phanh bằng một lực vừa phải khi vào cua. Lúc đó xe vẫn giữ được một tốc độ cao mà không bị Mất Lái.
Phanh được giữ ở một ngưỡng liên tục cho tới khi xe an toàn thoát cua, để tập kiểu phanh này, tài xế phải cảm nhận một lực vừa đủ để xe vào cua an toàn mà vẫn đảm bảo tốc độ cao.