Bài 3: Nỗi lo… tắc đường

| Thị trường
Xếp hạng 3.8 - 10 đánh giá

Hà Nội ngày nay không chỉ "36 phố phường", sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính đã không ngừng phát triển về mọi mặt, không gian mở rộng hơn, dân số đông đúc hơn, kinh tế - văn hóa - xã hội... đều khởi sắc. Tuy nhiên, kéo theo sự phát triển, Hà Nội

Tắc từ ngõ tắc ra…

Trong những năm qua, đã nỗ lực hết mình trong việc quan tâm đến việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, đưa ra nhiều chế tài, quy định để chống và giảm ùn tắc giao thông. Bằng chứng là việc nhiều công trình giao thông trọng điểm được xây dựng phát huy hiệu quả làm thay đổi diện mạo, nâng cao năng lực giao thông, giải quyết đáng kể tình trạng ùn tắc trên địa bàn thành phố góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, trên bình diện khác, do hạ tầng giao thông chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển quá “nóng” khiến tình trạng ùn tắc vẫn thường xuyên diễn ra.

Bài 3: Nỗi lo… tắc đường

Xe buýt to (45 chỗ) chiếm mất gần hết đường Xuân Thủy (Cầu Giấy - Hà Nội)

Dù lực lượng chức năng đã có nhiều nhưng tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên tại một số điểm, tuyến đường nội đô trên địa bàn còn gây khó khăn cho người dân trong công việc hàng ngày. Nhiều điểm ùn tắc có thể kể đến như Nguyễn Xiển – Khuất Duy Tiến, cầu Khương Đình, đường Định Công, đường Trường Chinh, Láng, Đê La Thành, Chùa Bộc, Khâm Thiên, Giảng Võ… Ở khu vực phía tây bắc cửa ngõ của thành phố như Xuân Thủy, Cầu Giấy; Hồ Tùng Mậu - Phạm Hùng; Phạm Văn Đồng - Cổ Nhuế…, tình trạng ùn tắc giao thông không những diễn ra liên tục mà còn xảy ra những vụ tai nạn giao thông đau lòng. Chính vì vậy, khi đi ra đường, người dân Hà Nội từ nhỏ đến lớn đều thuộc làu làu câu nói vui nhưng mang tính đặc trưng về giao thông nội đô: “Hà Nội không vội được đâu!”.

Mỗi ngày, những người dân khu vực hai bờ sông Tô Lịch đoạn cầu Lủ (quận Hoàng Mai) và cầu Thượng Đình (quận Thanh Xuân) lại phải lo lắng vì sợ muộn giờ đi làm. Từ sáng sớm, hai bên đầu cầu là cảnh dòng người chật cứng len nhau từng bước để qua nút giao thông “điểm đen” này. Từ mọi hướng dòng phương tiện đủ loại như ô tô, xe máy nối đuôi nhau, xả những dòng khói đen kịt cố tìm mọi cách để luồn lách làm sao “thoát” ra được đám đông. 

Một đoạn đường khác cũng được xem là “điểm đen” về tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ tan tầm là tại ngã tư Đê La Thành – Hoàng Cầu. Cả đoạn đường từ ngã tư này đến ngã tư Giảng Võ – Láng Hạ gần như không còn chỗ hở. Các phương tiện nối nhau san sát. Chỉ cần một chút nhấn ga nhẹ cũng có thể xảy ra va chạm giao thông với xe phía trước.

Một điểm khác, trên con đường Chùa Bộc (quận Đống Đa), vào đầu giờ sáng, người đi đường dễ dàng bắt gặp cảnh hàng trăm xe máy nối đuôi nhau lao lên cả vỉa hè dành cho người đi bộ nhưng vẫn bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Chị Hà (một người dân sống trong ngõ 95 Chùa Bộc thường xuyên phải đi làm sớm qua đoạn đường này) cho biết: Do nhà nằm đoạn giữa con đường ùn tắc này nên phải ra đường vào giờ cao điểm đối với chị như một sự “tra tấn”. Mỗi khi đi xe máy ra đến đầu ngõ, hàng trăm phương tiện từ vỉa hè lao đến đông nghịt khiến chị luôn trong cảnh “thót tim” vì sợ bị đâm xe.

Cũng trong tình cảnh chị Hà, một người dân khác là chị Hằng sống ở ngay khu vực gần cầu Khương Đình cũng không khỏi ái ngại mỗi khi ra đường. Chị Hằng cho biết, hàng ngày vừa bước ra khỏi ngõ đã lo sợ bị muộn. Nhà mình cách nơi làm chỉ chưa đầy 4 km nhưng hôm nào cũng mất khoảng nửa tiếng mới qua được đoạn ngã tư này. 

Đồng cảnh ngộ với chị Hằng, chị Hương nhà ở khu vực phường Cát Linh (quận Đống Đa) cũng không ngoại lệ. Do cơ quan chị Hương ở dưới quận Thanh Xuân, để ra đường Nguyễn Trãi chị phải vất vả đi qua đường Đê La Thành. Con đường này vốn đã nhỏ, vỉa hè lại bị một số hộ kinh doanh lấn chiếm khiến càng bị hẹp hơn. Bên cạnh đó, từ khi có con đường Ô Chợ Dừa mới thông ra đường Hoàng Cầu lưu lượng giao thông qua khu vực này luôn rất đông khiến lúc nào cũng trọng tình trạng ùn tắc. Mặt khác, con đường Ô Chợ Dừa mới thông ra đường Hoàng Cầu rộng rãi đến đoạn Đê La Thành như nút cổ chai bé lại khiến lượng giao thông như ùn ứ thường xuyên hơn. 

Nguyên nhân từ đâu? 

Trao đổi với phóng viên về việc ùn ứ này tại các tuyến đường khu vực quận Đống Đa trong đó có tuyến đường Đê La Thành mà người dân phản ánh, Trung tá Lê Tú – Đội trưởng đội CSGT số 3 (Phòng PC67 – Công an TP Hà Nội) cho biết, những đoạn đường này tuy ngắn nhưng do nhỏ hẹp nên khó khăn cho việc điều tiết giao thông. Hằng ngày, đội CSGT số 3 luôn cử người ứng trực nhưng không thể nào giải quyết tận gốc được vấn đề này. Đặc biệt là khi vào giờ cao điểm, lượng giao thông tăng đột biến khiến việc điều tiết càng trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, tại đường Đê La Thành vỉa hè nhỏ nhưng một số quán hàng kinh doanh lấn chiếm khiến đường như bị thu hẹp thêm. Mặt khác, tuyến đường này đã nhỏ nhưng có nhiều trường đại học với lượng sinh viên lớn khiến cũng tăng sức ép về giao thông. Cùng với đó, hiện nay, việc bố trí xe buýt to 45 chỗ lưu thông trên tuyến đường này cũng là nguyên nhân khiến rất dễ gây ùn ứ. 

Đề cập về vấn đề trên Trung tá Đỗ Mạnh Ninh - Đội trưởng Đội CSGT số 7 cho biết, người dân phản ánh rất nhiều, lực lượng chức năng căng mình làm nhưng không xuể. Việc đang xây dựng đường sắt trên cao cũng là nguyên nhân khiến tình trạng ùn tắc nghiêm trọng hơn. Mặt khác, theo ông Ninh, ngoài bất cập về cơ sở hạ tầng giao thông, thì ý thức tham gia giao thông của một số người rất kém. Họ sẵn sàng lao lên cả vỉa hè, đi sai làn… khiến đường đã tắc càng thêm tắc…

Còn Trung tá Nguyễn Trung Thành, Đội trưởng Đội CSGT số 6, Công an TP Hà Nội cho biết, trên địa bàn đội quản lí hầu hết đều có các công trình giao thông đang thi công nên dù đã điều động hầu như gần hết cán bộ, chiến sĩ làm cả ngày đêm nhưng không thể nào giải quyết hết được vấn đề như phóng viên phản ánh. Đặc biêt, khi tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội đi vào thi công thì lòng đường Xuân Thủy – Cầu Giấy bị thu hẹp. Hiện gần như toàn tuyến lòng đường chỉ rộng có 4m nhưng xe buýt đã chiếm mất 3m. Trong gần một tháng ở tuyến Xuân Thủy – Cầu Giấy (Hà Nội) đã xảy ra 3 vụ tai nạn lên quan đến xe buýt khiến 3 người chết. Mật độ giao thông cao, xe buýt cồng kềnh khiến người đi xe máy phải leo lên vỉa hè. Khi lao lên hoặc lao xuống dễ gây ra va chạm do mất thăng bằng rồi va chạm với xe buýt. 

Theo Văn Việt (TTTĐ)

SourceXeHay