Túi khí đầu gối tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây chấn thương tránh tin tưởng

| Thị trường
Xếp hạng 3.6 - 9 đánh giá

Túi khí đầu gối được coi là thiết bị an toàn bảo vệ người dùng nhưng thực tế nó lại ẩn chứa 1 số nguy hiểm tiềm ẩn làm tăng nguy cơ chấn thương.

trên ô tô có tác dụng trợ giúp bảo vệ người dùng trong lần xảy ra va chạm đầu tiên, dù vụ va chạm ấy là chính diện hay bên sườn. Theo đó, khi ô tô xảy ra va chạm, các như cảm biến gia tốc, cảm biến va chạm, cảm biến áp suất sườn, áp suất phanh, , thậm chí cảm biến ghế ngồi sẽ được kích hoạt. Lúc này tất cả các cảm biến trên đều tác động trực tiếp lên bộ điều khiển ACU – hay còn gọi là “ đặc biệt” của hệ thống túi khí ô tô. “Bộ não” này sẽ quyết định túi khí hoạt động theo phương thức hợp lý nhất, khi nó nhận định được thời điểm kích hoạt túi khí thích hợp, ACU sẽ bắt đầu bơm các túi khí.

Túi khí đầu gối tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây chấn thương tránh tin tưởng

Túi khí đầu gối không an toàn như nhiều người nghĩ

Thời gian đầu, cơ chế hoạt động túi khí được bơm bằng khí nén. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô nhận thấy nó hoạt động không được hiệu quả. Vì thế, sau đó họ đã thay bằng phản ứng hóa học natri, nghĩa là khi được tích điện nó sẽ bơm phồng túi khí trong thời gian rất ngắn (khoảng 30 ml/s). Khi nhận được lệnh kích hoạt từ bộ điều khiển sẽ đốt cháy các hỗn hợp trên, sản sinh ra khí hydro, oxy tự động bơm phồng túi khí. Lúc này lượng khí ga được sinh ra khá lớn trong một diện tích chật hẹp nên bắt buộc các túi khí từ các vị trí đã được lắp đặt trên xe như vô lăng, ghế ngồi…

Toàn bộ quá trình bung túi khí được diễn ra với vận tốc 320 km/h, trong một khoảng thời gian 0,04 giây tất cả các túi khí đã được bung ra hết. Sau khi các túi khí này hoàn thành quá trình bơm phồng thì nó cũng ngay lập tức tự xẹp đi một cách nhanh chóng. Bởi lượng khí ga sẽ thoát ra ngoài thông qua các nằm trên bề mặt các túi khí, điều này giúp cho người ngồi trên xe tránh được các chấn thương khi xảy ra va chạm.

Không thể phủ nhận tác dụng của túi khí nếu xảy ra tai nạn khiến nhiều người nghĩ rằng có càng nhiều túi khí trong xe thì càng được bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được công bố của Viện bảo hiểm an toàn xa lộ Mỹ (IIHS) cho thấy rằng không phải tất cả các túi khí có mức độ an toàn như nhau, cụ thể là túi khí đầu gối.

Thực tế, túi khí đầu gối bảo vệ không đáng kể và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ chấn thương trong một số trường hợp. Về lý thuyết, túi khí đầu gối thường bung ra từ bảng phía dưới điều khiển và nhằm phân phối lực tác động để giảm chấn thương chân. Túi khí này cũng có thể giúp giảm lực tác động trên ngực và bụng của người trong xe.

IIHS đã kiểm tra cả dữ liệu thử nghiệm an toàn và cả va chạm thực để xác định xem túi khí đầu gối có cải thiện mức độ an toàn hay không. Cụ thể, hãng đã phân tích hơn 400 bài kiểm tra va chạm đồng thời tổng hợp các báo cáo về sự cố từ 14 tiểu bang của Mỹ và so sánh rủi ro chấn thương ở xe có túi khí đầu gối với xe không có túi khí đầu gối.

Kết quả cho thấy túi khí đầu gối chỉ có tác dụng nhỏ đối với khả năng giảm thiểu chấn thương cho trong các thử nghiệm va chạm đâm trực diện đối với người lái và đâm trực diện góc trung bình. Đáng ngạc nhiên, trong thử nghiệm đâm trực diện góc nhỏ, túi khí đầu gối có liên quan đến việc tăng nguy cơ chấn thương ở phần chân dưới và xương đùi phải. Túi khí này cũng không có tác dụng đối với thử nghiệm đâm trực diện góc trung bình.

Phân tích các vụ tai nạn thực tế cho thấy túi khí đầu gối đã giảm nguy cơ chấn thương tổng thể từ 7,9% xuống còn 7,4%. Dù vậy, kết quả này không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Theo IIHS, một lý do khiến các nhà sản xuất ôtô đã lắp đặt túi khí đầu gối chỉ là để giúp xe vượt qua các bài kiểm tra an toàn bắt buộc với hình nộm không thắt dây an toàn. Có thể túi khí đầu gối sẽ giúp được những người không thắt dây an toàn trong các vụ tai nạn thực tế bởi vì nghiên cứu của IIHS chỉ tập trung vào các vụ tai nạn mà người trong xe sử dụng dây an toàn.

An Dương (T/h)

SourceVietQ