Mổ xẻ loạt chi tiết lạ trên máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc
Thay vì làm thân vỏ có phần 'thuôn mượt' như trên chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ, phần thân vỏ của tiêm kích J-20 lại có nhiều chi tiết gồ lên rất khó hiểu.
Những bức ảnh chụp chi tiết của chiến đấu cơ J-20 mới đây vừa được công bố đã cho thấy rất rõ những gờ nổi trên chiếc máy bay chiến đấu của Không Quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại vẫn chưa rõ những đường nét gờ nổi lên khỏi thân vỏ của J-20 có ảnh hưởng tới kiểu dáng khí động học hoặc khả năng Tàng Hình của nó hay không. Tuy nhiên, theo Jane's, một bức ảnh rò rỉ trên mạng hồi cuối tháng 10 cho thấy Tiêm Kích tàng hình J-20 do Tập đoàn Thành Đô (CAC) phát triển dường như đang thực hiện thử nghiệm phiên bản của động cơ turbofan Thái Hành Ws-10A với vòi phun Hình Răng Cưa để tăng khả năng tành hình. Nguồn ảnh: Sina.
Phần khoang vũ khí của J-20 được thiết kế với những đường gờ rất rõ ở khu vực nắp tiếp xúc với thân. Giống với nhiều loại chiến đấu cơ thế hệ 5 khác, khi mở khoang vũ khí, J-20 sẽ mất đi khả năng tàng hình. Nguồn ảnh: Sina.
Những "khối u" của tiêm kích J-20 thể hiện rất rõ ở khu vực đuôi gần với động cơ của chiến đấu cơ này. Nhiều khả năng đây là nơi các chiến đấu cơ J-20 đặt các cảm biến của mình hoặc đơn giản là những bộ phận, chi tiết sau này được thêm vào và không còn khoảng không bên trong chiếc J-20 nên buộc phải lắp đặt lộ ra phía bên ngoài. Nguồn ảnh: Sina.
Ở cạnh hai bên họng hút của động cơ cũng có những khối nổi lên với màu sơn khác hoàn toàn với màu sơn máy bay. Việc mang màu sơn khác cho thấy rất có thể bên dưới những khối gờ này là các thiết bị cảm biến. Nguồn ảnh: Sina.
Cận cảnh mạn phải của chiến đấu cơ J-20 khu vực dưới khoang điều khiển, trước họng hút động cơ có một khối nổi rất rõ, đồng màu với một vài khu vực trên máy bay. Nguồn ảnh: Sina.
Màu sắc này có phần tương đồng với mũi máy bay - thường là nơi đặt hệ thống radar và dày đặc các cảm biến tốc độ, cảm biến khí tượng. Nguồn ảnh: Sina.
Ờ phía dưới bụng máy bay, có rất nhiều khối gờ nổi thậm chí còn được cấu tạo bất đối xứng. Tuy nhiên những chi tiết này là rất nhỏ, khó có thể ảnh hưởng tới kiểu dáng khí động học của máy bay. Nguồn ảnh: Sina.
Hai tấm Lục Giác ở bên động cơ trái của J-20 từng khiến truyền thông thế giới tốn rất nhiều giấy mực. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là hệ thống truyền nhận thông tin MADL, tuy nhiên các chuyên gia nghi ngờ cấu tạo hoặc băng tần của hệ thống mà Trung Quốc sử dụng trên chiếc J-20 vì hệ thống tương tự trên chiếc F-35 có đường kính nhỏ hơn nhiều, chỉ khoảng 8cm. Nguồn ảnh: Sina.