[ẢNH] Khám phá những con đường nguy hiểm nhất hành tinh
Giao thông phát triển không đồng nghĩa với việc cơ sở hạ tầng đường xá được cải thiện. Ở bất cứ quốc gia nào cũng xuất hiện những cung đường hiểm trở, gây khó khăn cho phương tiện đi lại, thậm chí còn gây ra nhiều tai nạn thảm khốc. Đáng nói hơn, có nhiều con đường trên thế giới đã khiến không ít lái xe phải "run tay" khi nhắc đến, trong đó có đèo Gotthard ở Thụy Sĩ, hầm Guoliang ở Trung Quốc hay đường Kolyma ở Nga.
Zoji La là tên của một ngọn đèo nằm ở khu vực phía tây dãy núi Himalaya. Cụ thể, nó nằm ở trên đường quốc lộ 1 đoạn giữa Srinagar và Leh, bang Jammu và Kashmir, Ấn Độ. Nằm ở độ cao 3.528 m so với mức nước biển, Zojila được mệnh danh là đoạn đường đèo nguy hiểm nhất Ấn Độ. Tuyến đường này đáng sợ không chỉ bởi độ hẹp mà còn vì không có bất kỳ rào chắn nào bao quanh nó
Ngoài ra, nó còn có 60 điểm sạt lở, vào mùa đông, tuyết rơi dày và gió thổi dữ dội biến Zojila trở thành cung đường đèo thu hút vô số du khách ưa mạo hiểm
Gotthard ở độ cao 2.106 m, được mệnh danh là một con đèo mạo hiểm và thú vị nhất trên dãy núi Alps, nó đi qua Thánh đường Saint-Gotthard và nối liền miền bắc và miền nam Thụy Sĩ
Con đường này đã khiến cho không ít người sợ hãi với chiều dài 64 km, nó uốn mình rồng rắn từ bên này sang bên kia, tuy nhiên, nó cũng tạo nên khung cảnh kỳ vĩ cho những người đi qua đây
Vẻ đẹp ấy được ví như bông hoa hồng có gai khi con đường ở Gotthard đem đến cho lái xe những cơ hội thử tay lái chết chóc
Trong nhiều năm, đường hầm xuyên núi Guoliang luôn nằm trong danh sách điểm đến nguy hiểm nhất thế giới, thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và khám phá
Đây là một đường hầm dẫn đến Guoliang - một ngôi làng bị cô lập sau dãy núi Taihang, du khách phải vượt qua một con đường chật hẹp và trơn trượt bên vách đá dựng đứng, cheo leo ở độ cao 1.752 mét
Tổng cộng, đường hầm Guoliang có 35 ô cửa sổ để đưa ánh sáng và không khí vào bên trong căn hầm. Đến nay, những ô cửa sổ này đã trở thành một điểm nhìn ra đầy lãng mạn cho du khách tới thăm
Nằm sâu trong vùng hoang dã Alaska, đường cao tốc Alaska Alaska Dalton ở Na Uy được biết đến là một trong những con đường lạnh nhất và cô lập nhất trên hành tinh vì nó luôn nằm trong tình trạng bị đóng băng
Con đường này mang điều kiện lái xe khá khốc liệt. Sự nhỏ hẹp và chênh vênh của nó sẽ khiến lái xe thường xuyên gặp phải nguy hiểm với những người đi ngược chiều
Đường Passage du Gois nằm ở vịnh Burnёf, dài 4,1km, kết nối đảo Noirmoutier và đất liền thuộc địa phận Vendeé, Pháp. Bình thường nó chìm dưới làn nước sâu 1,3-4m, chỉ khi thủy triều rút nó mới lộ diện nhưng khoảng thời gian này cũng chỉ kéo dài 1-2 giờ
Nếu cố đi, người lưu thông sẽ bị chìm xuống biển sâu, nguyên nhân vì con đường sẽ biến mất do thủy triều lên. Theo ghi chép, con đường này là một con đường tự nhiên, được phát hiện vào năm 1701
Có vẻ ngoài bình thường như bao con đường khác nhưng Passage du Gois lại là một con đường rất nguy hiểm. Các tấm biển cảnh báo đặc biệt được treo dọc theo hai bên đường để cảnh báo cho người đi đường về tình trạng ngập nước của nó
Đường Pangi via Kishtwar là con đường chạy qua hai huyện hẻo lánh Jammu và Kashmir, kết nối thung lũng huyền bí Pangi nằm ẩn giữa dãy núi Pir Panjal và dãy Zanskar ở phí đông Himalaya, với thế giới bên ngoài
Đây là một con đường đầy sỏi đá dài khoảng 112 km, có thể lở xuống bất cứ lúc nào và chỉ mở cửa trong mùa hè, nó có thể đạt tới độ cao 2.524 m khi chạy qua thị xã Kishtwar, miền bắc Ấn Độ
Con đường đến thung lũng Pangi được người dân địa phương xây dựng từ hàng trăm năm nước và không có rào chắn suốt nhiều thập kỷ. Chỉ một sơ suất nhỏ có thể khiến phương tiện lao xuống vách đá thẳng đứng phía dưới
Thiên Môn Sơn là con đường nằm trong địa phận vườn quốc gia Thiên Môn, Trương Gia Giới, phía tây bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc
Con đường này được biết đến với chiều dài 10 km có đến 99 khúc cua cùng nhiều góc chết. Chênh lệch chiều cao giữa điểm đầu và điểm cuối Thiên Môn Sơn lên tới 1.100 m
Thiên Môn Sơn được xây dựng năm 1998 nhưng mãi đến năm 2006 mới hoàn thành. Nơi đây được mệnh danh là một trong những cung đường nguy hiểm và khó chinh phục nhất thế giới
Là con đường quanh co và hẹp, nối liền hồ Ritsa, Sochi của Nga, đi qua những ngọn núi hùng vĩ, Caucasus được biết đến với những con dốc sởn gai ốc và những khúc cua chữ Z ngay giữa lưng chừng núi
Dù con đường này luôn tạo ra cho lái xe cảm giác sợ hãi vì đi trong ương mù nhưng cũng đầy ấn tượng với khung cảnh núi non hùng vĩ ở đây
Eshima Ohashi không phải con đường mà chính xác là một cây cầu được xây dựng từ năm 1997 và đi vào hoạt động năm 2004, với chiều dài 1.7 km và rộng 12 m, cây cầu này nối hai thành phố Matsue và Sakaiminato của Nhật Bản
Với thiết kế cao cho phép những tàu thuyền kích thước lớn có thể di chuyển thoải mái, nhưng lại đem đến cái nhìn chót vót cho một cây cầu bình thường
Có người yếu tim còn thừa nhận, họ thậm chí đã đổ mồ hôi tay khi chứng kiến cảnh những chiếc xe ô tô đi trên con dốc đó
Tuy nhiên, theo nhận đinh của người dân bản địa, sự thật cây cầu không quá nguy hiểm như biệt danh mà thế giới dành cho nó. Do góc chụp ảnh mà cây cầu nhìn quá dựng đứng so với ngoài đời
Đường North Yungas ở Bolivia được biết tới dưới cái tên "Đường tử thần", North Yungas nổi tiếng với cảnh đẹp hùng vĩ và những vụ tai nạn chết người do đường hẹp, quanh co, nằm bên vực sâu và tầm nhìn hạn chế
Tuyến đường này được bắt đầu từ thủ đô La Paz, tiến lên độ cao chóng mặt ở đèo La Cumbre, men theo dãy Cordillera Oriental để tới thị trấn Coroico
Mặc dù được đánh giá là một trong những con đường nguy hiểm nhất thế giới, thế nhưng, đường North Yungas luôn là nơi yêu thích của những người thích cảm giác mạnh với xe đạp địa hình
Sông Hương (ANTĐ)