Môtô bay - môn xiếc khuynh đảo khán giả một thời
Môn xiếc thể thao từng khuynh đảo các ngày lễ ở thập kỷ 80-90 nay vẫn còn trụ lại và được truyền nghề bởi vị huấn luyện viên đã có 32 năm kinh nghiệm.
Xiếc môtô bay là môn thể thao có từ lâu, tưởng chừng đã "chết" hẳn nhưng hiện tại vẫn được duy trì tại một số vùng quê. Khách hàng chính là các em nhỏ mới lớn, chưa từng được xem. Tại hội chùa Nành (Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), với giá vé từ 20.000 - 30.000 đồng/người, môn thể thao này vẫn thu hút đông đảo du khách tới xem.
Huấn luyện viên Chu Mạnh Hùng (bên phải) là người có hơn 32 Năm Kinh Nghiệm biểu diễn. Ông đang đào tạo dàn diễn viên khóa thứ 3 của mình. "Môn thể thao mạo hiểm này trước đây ở Việt Nam có chưa tới 10 đoàn chuyên nghiệp, nay đã mai một chỉ còn lại khoảng một nửa", ông cho biết.
Ông Hùng học nghề từ đoàn xiếc môtô bay Phú Khánh (Nha Trang) từ năm 1980, từng là diễn viên của nhiều đoàn xiếc trong nước. Năm 2005, ông tự đứng ra thành lập đơn vị riêng với 9 diễn viên môtô bay và xe đạp bay. Đến nay ông cũng là thành viên duy nhất của bộ môn này tham gia Hội Nghệ Sĩ Sân Khấu Việt Nam.
Đạo cụ biểu diễn là những chiếc Honda Win đã được cải tiến để phù hợp với các màn biểu diễn trên cao. Yên xe dành cho một người điều khiển, Bình Xăng thu hẹp lại để diễn viên có thể linh hoạt đôi chân trong những động tác khó. Trước đây, các đoàn xiếc thường dùng xe máy động cơ hai thì của Đức, Pháp, nhưng do phụ tùng thay thế rất khó để mua, khói và tiếng ồn từ động cơ gây ảnh hưởng tới môi trường biểu diễn nên chúng không còn phù hợp.
Khung xe được gia cố lại để phù hợp với Bộ Giảm Xóc đơn phía trước. Lốp luôn được thay mới để đảm bảo độ ma sát khi thực hiện những động tác khó. Trọng lượng của những chiếc xe này khoảng 130 kg.
Sàn diễn đặc biệt với các miếng gỗ xếp nối tiếp tạo thành vòng tròn, vuông góc với mặt đất, có đường kính 5 m. Chiều cao của sân khấu là 5,2 m. Phía dưới mặt đất là Lòng Chảo cao 1 m để các diễn viên có đà xuất phát. Khán giả không có ghế ngồi mà đứng ở độ cao hơn 4 m so với mặt đất để cảm nhận sự Rầm Rập, Rung Rinh mỗi khi xe lao về phía mình.
Theo ông Hùng, các diễn viên đòi hỏi phải có sức khỏe dẻo dai, thần kinh, huyết áp tốt mới có thể theo và học được nghề. Họ phải trải qua quá trình hơn 3 năm để học và biểu diễn xe đạp bay thuần thục mới được bước vào quá trình 2 năm đào tạo Làm Xiếc với môtô.
Dù đã chứng kiến nhiều lần nhưng có người vẫn thích xem đi xem lại các màn điều khiển môtô. Trong ảnh là Đỗ Văn Tuân (sinh năm 1992), vừa dang tay ngồi vắt chân lên bình xăng vừa "bay" ở độ cao hơn 2 m.
Có lúc người biểu diễn lao lên sát mép thành, khiến khán giả vừa hồi hộp vừa Khoái Chí.
Ông Hùng cho biết, các lứa diễn viên này theo học từ khi mới 13-14 tuổi. Sau khoảng 5 năm, họ mới đủ cứng cáp để biểu diễn trên địa hình thực tế. "Hầu hết nam giới có thể trụ lại với nghề, còn các bạn nữ đều bỏ sau khi lập gia đình và sinh con", ông Hùng nói.
Diễn viên Nguyễn Đức Thản biểu diễn động tác mặc áo trong lúc hai chân Xếp Bằng trên bình xăng. Lúc này xe anh di chuyển với tốc độ gần 50 km/h.
Thản còn có màn đi xe song song với Nguyễn Đức Việt. Tiết mục này gây thót tim cho nhiều khán giả nữ. Có người thậm chí không dám ngó xuống xem.
Ông Chu Mạnh Hùng cho biết, thực chất môtô bay không quá nguy hiểm. Nó dựa vào nguyên lý của Lực Ly Tâm khi di chuyển với vận tốc từ 40 tới 45 km/h. Với các diễn viên có thể lực và tinh thần dũng cảm, việc thực hiện các động tác tưởng chừng là không thể trở nên rất bình thường.
Một lần biểu diễn kéo dài 15 phút. Số lượng khán giả mỗi đợt khoảng 100 người. Tổng cộng nhóm xiếc mô tô bay chỉ có thể thực hiện 10 suất diễn một ngày rồi nghỉ để đảm bảo sức khỏe và tinh thần.