8 đầu đĩa than vintage bình dân bạn không nên bỏ qua (Phần II)
Trong khi các đầu đĩa than thế hệ mới có giá thành khá cao thì turntable vintage được xem là một khoản đầu tư tối ưu và có giá trị sưu tầm.
Cho dù các kỹ thuật nguồn phát Digital có phát triển đến đâu thì một điều chắc chắn rằng định dạng LP vẫn mãi tồn tại trong ngành công nghiệp hi-fi audio. Phần mềm, tức nguồn đĩa vinyl không còn là vấn đề bận tâm, bởi số lượng lẫn nội dung đĩa LP được nhập về Việt Nam ngày càng nhiều, ngoài ra còn phải kể đế các LP Việt ra mắt thường xuyên hơn. Dưới đây là danh sách 8 đầu đĩa than (phần II) mà Nghe Nhìn Việt Nam chúng tôi đã tổng hợp:
Thorens TD-180
Thorens là một trong những nhà sản xuất mâm đĩa than lâu đời nhất thế giới gắn liền với những thiết kế mâm vintage huyền thoại như TD-124, TD-224, TD-226, Prestige, Reference…So với những thiết kế tầm trung thế hệ mới, mâm Thorens vintage vẫn được ưa chuộng hơn và là một trong những lựa chọn đầu tiên dành cho dân mới bước vào “Nghề Chơi” LP.
Không phải là model nổi tiếng như những tên tuổi quen thược như TD-125, TD-125LB, TD-145, TD-160… nhưng với thiết kế đơn giản, Dễ Dùng, ổn định và nhất là mức giá vô cùng dễ chịu, mâm Thorens TD-180 vẫn được chúng tôi bình chọn trong danh sách “8 đầu đĩa than vintage Bình Dân đáng mua”.
Đầu đĩa than Thorens TD-180 bắt đầu được sản xuất từ năm 1991 với có ngoại hình dễ nhìn với thiết kế phần đế khá dầy, có nắp chụp mica chống bụi đi kèm. Về cấu trúc truyền động, mâm TD-180 sử dụng kỹ thuật belt-drive có thiết kế mâm phụ, cần tay đi kèm model TP-20. TD-180 chạy 3 tốc độ 33,45,78 vòng/phút có cơ chế bán tự động (vẫn dùng tay đặt kim trên mặt đĩa, khi kim chạy hết đĩa sẽ tự động quay về trụ đỡ). Nếu may mắn, bạn có thể tìm thấy một chiếc mâm Thorens TD-180 trên Ebay với giá chưa đến 100USD.
Giá tham khảo: ~150USD
SYSTEMDEK IIX
Trong những năm 80, nhà sản xuất mâm đĩa than Scotland, Systemdek, được xem là đối thủ của những thương hiệu turnable tốt nhất thời bấy giờ như Linn, Thorens, Roksan, Well Tempered Lab, Rega... , tuy nhiên, thương hiệu này cũng sớm đóng cửa vào cuối thập niên 90. Hiện tại, con của nhà thiết kế chính tiếp tục công việc bảo trì và thay thế linh kiện cho các đời máy Systemdek có mặt khắp thế giới.
Model Systemdek IIX được xem là thiết kế đầu đĩa than thành công nhất của hãng, với thiết kế làm từ chừ liệu gỗ và nhôm. Toàn bộ chassis mâm được chống rung trên hệ thống treo lò xo 3 điểm, giúp hạn chế những nhiễu động do lực quay của motor. Systemdek IIX có mâm quay chính làm bằng kính 10mm, nặng 1,7kg, mâm phụ phía dưới được đúc từ thép và nhôm.
Máy sử dụng cơ chế truyền động bằng dây cuaro và đặc biệt trang bị motor AC thay vì DC. Ưu điểm đáng kể về mặt âm thanh của Systemdek IIX là hình âm stereo chuẩn, hiệu ứng sân khấu sâu, trung âm dầy và bass chắc gọn.
Giá tham khảo: ~500USD
Linn AXIS
Sondek LP12 của Linn Audio, nhà sản xuất thiết bị Hifi có bề dầy lịch sử hơn 40 năm với đại bản doanh tại Glassgow, Scotland, được xem là một trong những thiết kế mâm đĩa thanh quan trọng nhất trong lịch sử hifi. Có được một chiếc mâm Sondek trong hệ thống âm thanh là điều mà hầu như mọi Audiophile đều mong muốn tuy nhiên độ hiếm và mức giá của nó ngày càng tăng, cho đến thời điểm hiện tại lên đến gần 2000USD. Một lựa chọn dễ chịu hơn mà chúng tôi đưa ra chính là Linn AXIS.
Linn AXIS là bản rút gọng của Sondek LP12, vay mượn nhiều công nghệ từ thiết kế huyền thoại này như bộ Trục Quay, platter nhôm, hệ thống chống rung cố định bằng cao su cho toàn bộ chassis và cấu trúc mâm phụ treo độc đáo. AXIS có bộ cấp nguồn chủ động, nó có thể tự động Cân Lực quay tùy theo tải giúp tối ưu tốc độ vòng quay. Nhưng đây cũng chỉnh là nhược điểm của AXIS khi mà linh kiện thay thế cho bộ nguồn gắn liền motor này không còn nhiều.
Mâm Linn AXIS có hai phiên bản sử dụng cần tay LVX+ và Akito, trong đó tonearm Akito được đánh giá nhỉnh hơn nhờ cơ chế hoạt động chính xác. Tuy nhiên, tuy vào điều kiện, người chơi cũng có thể thay đổi và nâng cấp các cần tay cao cấp hơn.
Giá tham khảo: ~500USD
Pink Triangle Tarantella
Pink Triangle Tarantella là mâm đĩa than cái có tên lạ và thiết kế độc đáo nhất trong danh sách bình chọn. Thương hiệu Pink Triangle hiện không còn và được chuyển thành Funk Firm vẫn sản xuất tonearm và một vài thiết kế mâm đĩa than thế hệ mới như: Saffire III, Funk Vector V, Supre Deck Grande…
Đúng như tên gọi của nó, Pink Triangle Tarantella có thiết kế chassis đế hình tam giác bằng Acrylic trong suốt rất ấn tượng cùng module Hornet chỉnh tốc rời bên ngoài. Tarantell sử dung trục quay đảo ngược chống mài mòn bằng shappire, một thiết kế đặc trưng của Pink Triangle. Về Cấu Tạo truyền động, Tarantella có thiết kế belt-drive chạy dây cuaro dẹp, motor DC với mâm phụ có cấu tạo đặc biệt hình Mỏ Neo (thay vì hình tròn) được chống rung bằng 3 trụ cao su lớn.
Thiết kế có phần “dị” với mâm phụ hình mỏ neo, chân đến tam giác… đã giúp Pink Triangle Tarantella có được chất lượng trình diễn với độ nhiễu âm rất thấp, độ chi tiết cao cùng sân khấu vững vàng. Do trọng lượng tổng thể của mâm nhe, nên để tối ưu và hạn chế rung chấn của môi trường ngoài, bạn cần trang bị thêm một tấm đế platform dày và nặng.