Ô tô còn hạn đăng kiểm bị phát hiện “trượt” khí thải, xử lý thế nào?
Trong các đợt kiểm tra đột xuất xe giữa hai kỳ đăng kiểm, lực lượng liên ngành phát hiện nhiều xe không đạt tiêu chuẩn khí thải.
Subaru Việt Nam triệu hồi 168 xe ForesterBộ GTVT rút ngắn thời gian làm thủ tục đăng kiểm ô tô nhập khẩu |
Theo quy định, xe ô tô được phép tham gia giao giao thông phải có chứng nhận đăng ký, biển số và chứng nhận đăng kiểm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Việc kiểm tra tiêu chuẩn bảo vệ môi trường được thực hiện khi phương tiện đăng kiểm định kỳ tại các trung tâm đăng kiểm, bằng cách kiểm tra khí thải phương tiện. Trường hợp phương tiện đồng thời đạt tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật và khí thải mới được cấp giấy, tem chứng nhận đăng kiểm.
Đăng kiểm viên kiểm tra đột xuất chất lượng khí thải một xe khách chạy tuyến cố định tại bến Mỹ Đình, Hà Nội |
Ngày 9/10, lãnh đạo Phòng Kiểm định xe cơ giới Cục Đăng Kiểm VN cho biết, sau khi phương tiện được cấp chứng nhận đăng kiểm, chủ xe có trách nhiệm bảo dưỡng, duy trì chất lượng xe giữa hai kỳ đăng kiểm. Để nâng ý thức trách nhiệm của chủ xe, thời gian qua, Cục Đăng kiểm VN phối hợp với sở GTVT một số địa phương dùng xe đăng kiểm lưu động để tổ chức nhiều đợt kiểm tra đột xuất xe ô tô đang còn hạn đăng kiểm, trong đó có kiểm tra khí thải. Trong các đợt kiểm tra đều phát hiện các trường hợp xe không đạt tiêu chuẩn về khí thải.
Những trường hợp không đạt tiêu chuẩn khí thải chủ xe phải khắc phục và đi đăng kiểm lại |
“Các đợt kiểm tra đột xuất xe còn hạn đăng kiểm đều có sự phối hợp của lực lượng Thanh tra Sở GTVT địa phương. Trường hợp phương tiện vi phạm như tự ý thay đổi kết cấu xe, chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không đạt tiêu chuẩn đều bị lực lượng liên ngành lập biên bản. Những trường hợp không đạt tiêu chuẩn khí thải chủ xe phải khắc phục và đi đăng kiểm lại. Khi được cấp giấy chứng đăng kiểm mới, phương tiện mới được tiếp tục hoạt động”, đại diện Phòng Kiểm định xe cơ giới cho biết.
Theo quy định hiện hành, các xe ô tô tham gia giao giao thông phải có thành phần chất độc hại trong khí thải không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn mức 1 của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6438:2018. Cụ thể, đối với xe lắp động cơ cháy cưỡng bức (chạy xăng) tiêu chuẩn thành phần CO tối đa trong khói xe là 4,5% thể tích; động cơ 4 kỳ là 1.200, động cơ 2 kỳ là 7.800, động cơ đặc biệt là 3.300. Còn đối với xe lắp động cơ cháy do nén (chạy dầu diesel) giới hạn tối đa của thành phần HSU không quá là 72%.
Theo Cục Đăng Kiểm