'60% bugi mua trên mạng là hàng giả'
Đó là kết luận của Phòng Công nghiệp ô tô liên bang Australia (FCAI) sau khi nhập cuộc điều tra cùng với các nhà sản xuất ô tô lớn.
Không dễ Phân Biệt Phụ Tùng thật và giả bằng Mắt Thường
Cuộc điều tra do Phòng Công nghiệp ô tô liên bang Australia (FCAI) thực hiện cùng với các nhà sản xuất ô tô đã phát hiện ra rằng phần lớn - 60% - trong tổng số hàng trăm bugi mà họ mua trên mạng là Hàng Giả.
Đáng báo động hơn, rất khó phân biệt chúng với Hàng Thật nếu chỉ nhìn Bằng Mắt thường. Nhiều cái trông rất "Nuột", thậm chí còn được in mác Honda, Nissan, Mazda và Toyota. Giám đốc FCAI - ông Tony Weber cho biết: “Chúng tôi đã đưa bugi và cả bao bì cho các chuyên gia thẩm định; ngay cả họ cũng khó chỉ ra sự khác biệt. Bạn sẽ không thể biết đó là hàng giả, cho đến khi quá muộn.”
Bugi thật bên trái, hàng giả bên phải
Dù bugi giả trông giống hệt hàng thật, nhưng chúng được làm bằng vật liệu kém chất lượng và kết cấu không tốt. Có thể thấy rõ điều nay khi cắt nửa bugi ra xem bên trong. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngay cả khi làm vậy cũng khó phân biệt Thật Giả.
Hiển nhiên là bugi giả gây ảnh hưởng đến tính năng vận hành và có thể Làm Hỏng động cơ. FCAI cho biết, bugi giả, chất lượng kém có thể đánh lửa kém, khiến xe khó Nổ Máy, và gây tốn nhiên liệu hơn. Chúng cũng có thể bị Quá Nhiệt và làm tụt công suất động cơ, đặc biệt là khi xe tăng tốc đột ngột hoặc chở nặng. Tình trạng quá nhiệt kéo dài có thể khiến bugi chảy, dẫn tới Hỏng Hóc nghiêm trọng ở động cơ.
FCAI không nêu tên các trang web bán bugi giả, nhưng cho biết cơ quan chức năng Australia đang phối hợp với các nền tảng mua bán trực tuyến để loại bỏ và Cấm Cửa các tài khoản bán hàng giả. Cách tốt nhất để tránh mua phải phụ tùng giả là mua ở các đại lý chính hãng, các cửa hàng phụ tùng ô tô lớn và các nhà bán lẻ trực tuyến hợp pháp, có uy tín.